Luận Văn Những yếu tố chính trị, gia đình ảnh hưởng đến việc phát triển tập đoàn kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Những yếu tố chính trị, gia đình ảnh hưởng đến việc phát triển tập đoàn kinh tế



    Lời mở đầu
    Việt Nam đang trong quá độ, sự cần thiết phải tìm hiểu về vấn đề tập đoàn kinh tế, đặc biệt là những nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế, để từ đó tìm ra nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự hình thành và phát triển đó.
    Khái niệm Tập đoàn sản xuất: ngày nay, hình thức tập đoàn sản xuất chủ yếu đã phát triển thành những hình thức tập đoàn kinh tế, hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Vì vậy, có thể tìm hiểu, mở rộng vấn đề đối với hình thức tập đoàn kinh tế. Tập đoàn kinh tế là một tổ chức tiên tiến đại diện cho trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và nền kinh tế xã hội. Nó là một thực thể kinh tế thể hiện sự liên kết giữa các thành viên là các doanh nghiệp cao quan hệ với nhau về công nghệ và lợi ích kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tính chất độc quyền trong khuôn khổ pháp luật.
    Để nhận thức rõ hơn vấn đề, đề tài chia làm hai phần chính:
    Một là, quy luật căn bản tác động tới sự hình thành tập đoàn sản xuất; đó chính là sự biến đổi của quan hệ sản xuất cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
    Hai là, tình hình kinh tế xã hội cụ thể của từng quốc gia cũng như quan điểm chính sách, yếu tố chính trị gia đình.
    I. Các nhân tố khách quan
    1. Nguồn gốc hình thành
    Về bản chất sự ra đời của các tập đoàn kinh tế là sự vận động mở rộng và sâu sắc hơn của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa do sự phát triển của lực lượng sản xuất tác động tới. Nó ra đời trước hết là do một số điều kiện kinh tế xã hội sau :
    Một là: Trình độ tích tụ, tập trung vốn.
    Tích tụ và tập trung tư bản thông qua hiệp tác lao động giản đơn và sự phân công lao động ngày càng hoàn thiện sẽ tất yếu dẫn tới sự ra đời của những xí nghiệp có qui mô lớn và sự cạnh tranh giữa chúng ngày càng gay gắt. Kết quả, một là những xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hoặc bị thôn tính, sáp nhập thành các xí nghiệp lớn hơn. Hai là khiến cho các doanh nghiệp liên kết với nhau để tăng khả năng cạnh tranh.
    Điều này làm cho quá trình tích tụ tư bản được đẩy mạnh hơn một bước. Nhiều loại hình công ty, xí nghiệp mới ra đời trong đó có tập đoàn kinh tế. Làm tăng tiềm lực kinh tế và khả năng cạnh tranh của cả Tập đoàn cũng như từng công ty thành viên trong Tập đoàn.
    Nó cho phép huy động được lượng lớn nguồn lực vật chất cũng như con người trong xã hội vào quá trình sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn, cho phép hạn chế tối đa sự cạnh tranh giữa các đơn vị thành viên. Thông qua mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty thành viên, Tập đoàn tạo điều kiện thuận lợi cho sự thống nhất phươ hướng phát triển, chiến lược kinh doanh, chống lại cạnh tranh của các Tập đoàn khác, đặc biệt là các Tập đoàn nước ngoài.
    Quá trình tích tụ và tập trung vốn là một quá trình lâu dài, được thực hiện tại rất nhiều lĩnh vực kinh tế trên thế giới. Hiện nay vốn đang di chuyển nhanh trên thị trường quốc tế. Những quan hệ ngày càng chặt chẽ về thương mại, công nghệ truyền thông mới và các sản phẩm công nghệ tinh xảo ngày càng tăng làm cho các biên giới quốc gia càng dễ thẩm thấu đối với các luồng tài chính. Ưu điểm tiềm tàng của luồng vốn quốc tế hiện nay là sự tích tụ được rất lớn, thể hiện rõ qua sự đóng góp tích cực của đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào việc tăng năng suất ở các nước tiếp nhận.
    Hai là: trình độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá kinh doanh.
    Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho phân công quốc tế và hợp tác chuyên ngành có xu thế chia nhỏ, đồng thời xuất hiện xu thế phát triển của sản xuất hiện đại nhất thể hoá quốc tế mà hạt nhân là sự phân công quốc tế hiện đại và tổ chức lại cơ cấu ngành.
    Xu thế hiện nay là sự phân công theo trình độ của trình tự công nghệ trong sản xuất của nội bộ ngành. Loại phân công này giúp cho, một là các nuớc khác nhau về quá trình công nghệ sản xuất sẽ tiến hành chuyên môn hóa sản xuất đối với các khâu của trình tự công nghệ gia công. Hai là các nước có thể tận dụng ưu thế tương đối về tài nguyên, sức lao động của nước mình.
    Sự phân công theo mức đọ chuyên môn hoá sản xuất các linh kiện phụ tùng của sản phẩm cũng ngày một rõ rệt. Các nuớc phân công, hợp tác, bổ sung ưu thế cho nhau.
    Ba là: trình độ phát triển của tiến bộ khoa học, kỹ thuật.
    Khoa học kỹ thuật phát triển làm cho:
    Một là, nhiều ngành mới xuất hiện, là những ngành có trình độ tích tụ cao yêu cầu quy mô sản xuất rất lớn, chỉ có các tập đoàn có khả năng thực hiện sản xuất kinh doanh.
    Hai là, năng suất lao động tăng, tăng giá trị thặng dư tương đối, khả năng tích luỹ tư bản tăng lên, thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất lớn.
    Ba là, thời gian khấu hao tài sản cố định diễn ra nhanh chóng, thời gian cho 1 phát minh ra đời rút ngắn lại. Các thực thể kinh doanh cần kiên kết với nhau để tận dung các thành tựu của nhau, trao đổi phát minh.
    Bốn là, việc nghiên cứu khoa học yêu cầu sự đầu tư lớn, có sự phối hợp của nhiều công ty
    Bốn là: trình độ phát triển của các loại thị trường.
    Trình độ phát triển cuả thị trường thế giới thể hiện sự nhất thể hoá nền kinh tế, hiện nay thể hiện qua nhiều hoạt động:
    Thị trường tài chính: giúp cho việc lưu chuyển, huy động vốn diễn ra dễ dàng. Trước đây, tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng là một đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, hình thành nên các công ty cổ phần, tạo tyền đề cho tập đoàn kinh tế xuất hiện. Nó cũng là điều kiện cho các tập đoàn mở rộng sản xuất kinh doanh của mình trên nhiều lĩnh vực hơn.
    Thị trường các yếu tố đầu ra: các tập đoàn kinh tế rất quan tâm tới vấn đề thị trường. Đây là yếu tố quyết định cho các tập đoàn có thể hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng là động lực thúc đẩy các tập đoàn đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của mình.
    Thị trường các yếu tố đầu vào: đây là yếu tố quan trọng của sự phân công, chuyên môn hoá sản xuất. Bằng việc kết hợp các thị trường với nhau, các tập đoàn có thể tận dụng tối đa những nguồn lực với chi phí thấp hơn nhờ lợi thế so sánh.
     
Đang tải...