Tài liệu Những yếu tố cải cách của nền hành chính nước ta thời Lý?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua, 1010 Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long với mục đích “đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu đời sau”. phản ánh yêu cầu phát triển mới của quốc gia độc lập, chúng tỏ khả năng lòng tin và quyết tâm giữ vững nền độc lập của cả dân tộc.
    Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt - lúc đó đất còn hẹp, dân còn thưa nhưng là một nước độc lập hoàn toàn và có đủ nsức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Tên nước cũng thể hiện một niềm tự tôn và ý thức bình đẳng dân tộc sâu sắc.
    Nhà Lý đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước, thi hành nhiều chính sách nhằm củng cố quyền lực của nhà nước tập quyền, đảm bảo quyền lợi của giai cấp thống trị, nhưng cũng chăm lo đến sự phát triển kinh tế.
    -Tổ chức bộ máy nhà nước:
    Bộ máy nhà nước thời Lý được thiết lập từ trung ương đến địa phưuơng và tập trung quyền hành vào tay quan chức: phẩm trật các hàng quan văn võ đều có 9 bậc. Những chức quan cao cấp trong triều đình được chia làm 2 ngạch: ngạch văn, nghạch võ. Các đại thần đứng đầu nghạch văn thì có chức tham thái (sư, phó, bảo) và tham thiếu, nghạch võ có chức thái uý, thiếu uý và một số chứuc vị khác. Dưới hàng quan văn thì có chức Thượng thư đứng đầu các bộ, ngoài ra còn có các chức khác: tả và hữu tham tri, tả và hữu giám nghị, trung thu thị lang, bộ nhị lang tả và hữu ty lang trung, tả và hữu phúc tâm. Bên cạnh đó còn có các điện học sĩ, hàn lâm điện học sĩ được sắp xếp một cách đẩy đủ, chỉ tiết để đảm trách việc cai trị hành chính. Quan đứng đầu cao nhất là phụ quốc thái uý giúp vua coi các công việc đại quan trọng trong các nội quan.
    Quan võ ở triều đình có các chức: đô thống, nguyên suý, tống quan, khu mật sứ, tả và hữu kim: ngô, thượng tướng, đại tướng, đô tướng, tướng quân các vệ, chỉ huy sứ . Chức quan nắm quyền binh cao nhất trong triều coi như tể tưởng, được gọi là tướng công thời Lý Thái Tổ, Phụ quốc thái uý thời Thái Tông, Bình chương quân quốc trọng sự thời Nhân Tông .
    Trong việc phân chia khu vực hành chính 10 đạo dưới thời Đinh - Lê được đổi thành 24 lộ. Dưới lộ là phủ, huyện và hương, giáp, thôn. ở miền núi chia thành châu, trại. Sắp xếp lại đơn vị hành chính do đó xây dựng nhà nước tập trung quyền lức về triều đình: vua thay trời hành đạo, định ra lễ nghi triều chính, phép tắc trong cả nước à đề cao vai trò, uy quyền của vua.
    -Nhà nước chăm lo mở mang học hành thi cử . Năm 1070 dựng Văn Miếu và mở Quốc tử giám ở kinh đô.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...