Tiểu Luận Những yếu tố ảnh hưởng tới việc về quê hay không của sinh viên khoa kinh tế trong đợt nghỉ lễ 30/4 v

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI GIỚI THIỆU​


    Trong cuộc sống, mỗi chúng ta ắt hẳn đã nhiều lần đứng trước những ngã ba, ngã tư đường thậm chí còn có thể nhiều hơn thế nữa. Đơn giản là việc suy nghĩ nên ngủ hay thức để xem trận chung kết cúp C1 giữa Manchester United với Barcalona, hay phức tạp hơn là việc chọn ngành nào để thi: ngành yêu thích, ngành theo ý kiến cha mẹ hay ngành đang “hot” của xã hội hoặc dĩ là chọn người mình yêu hay chọn người yêu mình để đi trọn cuộc đời mỗi tình huống thực tế trong cuộc sống đều có tính chất, mức độ khác nhau, có trường hợp thì nó chỉ là xem hay không xem một trận bóng đá hay nếu không xem thì cũng chẳng sao vì đằng nào các nhà đài không phát lại, có đôi khi nó lại có tác động đến nửa đời còn lại của bạn như ngành nghề làm việc hay người chung sống với bạn suốt cả cuộc đời sau này, có thể là thiên đường nhưng cũng có thể là địa ngục. Tuy thế, tất cả những tình huống đó lại co một điểm chung là đều buộc chúng ta phải chọn một hướng đi cho mình. Vậy, bạn sẽ chọn hướng đi nào??? Một lẽ dĩ nhiên là bạn không thể vừa ngủ và vừa thức để xem bóng đá, hay cưới cùng lúc cả hai người để là chồng Rõ ràng, chúng ta phải chấp nhận đánh đổi, hy sinh một thứ để có thứ còn lại. Và một câu hỏi được đặt ra là “yếu tố nào làm bạn có quyết định như thế?”

    Mỗi con người đều có một mục đích cũng như có những cơ sở nội tại hoàn toàn khác nhau chính vì thế họ cũng có những lý do khác nhau để giải thích cho sự lựa chọn của mình. Tuy nhiên, không phải mọi tình huống trong cuộc sống đều có thể cân, đo, đong, đếm được, nhất là trong vấn đề nhạy cảm như tình cảm. Nó có thể xem là một phạm trù mông lung và mỗi người đều có những định nghĩa cũng như trải nghiệm riêng cho nó. Do đó, việc đánh đổi trong vấn đề tình cảm hết sức nhạy cảm và cũng không kém phần thu hút và hấp dẫn. Mỗi đối tượng xã hội và trong những thời điểm cụ thể thì có những có những hình thái tình cảm khác nhau để đánh đổi, đó có thể là tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình hay tình yêu

    Với đặc thù là những người sống xa nhà, thiếu thốn hơi ấm gia đình nên có lẽ hình thái tình cảm này có ảnh hưởng lớn đến những quyết định của sinh viên đại học. Tuy nhiên, mỗi người lại có một sự thể hiện khác nhau, có người tận dụng mọi thời gian rãnh rỗi để về nhà, với gia đình nhưng một số khác lại không quan tâm lắm tới điều này mặc dù có thể họ cũng muốn. Với mong muốn tìm hiểu xu hướng đánh đổi giữa việc chọn hơi ấm gia đình hay ở lại cũng như những yếu tố nào tác động tới quyết định đó mà nhóm chúng tôi, những sinh viên của lớp K07405T đã tiến hành thực hiện đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng tới việc về quê hay không của sinh viên khoa kinh tế trong đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5”.

    Việc chọn dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là hoàn toàn có mục đích. Bởi lẽ, khác với dịp Tết hay nghỉ hè, những dịp có thời gian nghỉ lâu, và nó bắt đầu ngay sau những đợt thi kết thúc nên có không có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, dịp lễ 30/4 và 1/5 lại khác, thời gian nghỉ của nó có hạn thường chỉ khoảng một tuần và nó lại nằm giữa học kỳ 2 nên có nhiều ý nghĩa hơn trong việc xem xét sự đánh đổi của sinh viên. Tuy nhiên, với hạn chế của việc khảo sát mà nhóm chúng tôi chỉ mới nghiên cứu trong phạm vi sinh viên Khoa Kinh Tế - ĐHQG TPHCM.

    Với việc chọn đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ mang lại hứng thú và tính ứng dụng cao. Bởi lẽ, xét cho cùng thì vấn đề tình cảm bao giờ cũng mang tính ẩn cao nên một nghiên cứu có khả năng đưa ra các phân tích về hành vi đánh đổi là một thách thức rất thú vị và đáng đầu tư công sức. Hơn nữa, nếu xét về mặt kinh tế thì nếu tìm ra chìa khóa, xu hướng về quê của sinh viên không những giúp cho những trung tâm giải trí dịch vụ phục vụ chi nhu cầu sinh hoạt của sinh viên có những chương trình thu hút đối tượng này trong những đợt lễ mà còn giúp cho chính nhóm chúng tôi – những sinh viên kinh tế có cơ sở hơn để thực hiện chiến lược kinh doanh vé xe của mình.

    Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế nên chắc hẳn đề tài này không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy. Chúng em xin chân thành cảm ơn!!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...