Tiểu Luận Những yếu tố ảnh hưởng tới việc bán hàng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ý NGHĨA CỦA VIỆC LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

    Trong quá trình kinh doanh của một công ty thương mại, thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào doanh thu hay doanh số bán hàng. Doanh số bán quyết định hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhưng ở đây lại có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến doanh số bán hàng như: Chi phí bán hàng, chi phí chào hàng, thu nhập bình quân đầu người, mật độ dân số và những yếu tố nào có ảnh hưởng hay không và ảnh hưởng đế doanh số bán hàng như thế nào? Đó là trăn trở chung của nhiều doanh nghiệp cũng như của nhóm, vì thế nhóm quyết định chọn đề tài này để khảo sát.
    Mỗi yếu tố đều có một ảnh hưởng nhất định đến doanh số bán của doanh nghiệp. Những yếu tố này có thể có ảnh hưởng ít nhiều đến doanh số bán, nhưng nhìn chung thì chúng là nguyên nhân có thể có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến doanh số bán của doanh nghiệp.
    Qua kết quả khảo sát, chúng ta có cơ hội xem xét lại một số vấn đề chủ yếu ảnh hưởng đến doanh số bán và từ đó có những giải pháp hiệu quả để cải thiện quá trình kinh doanh, góp phần tăng doanh số bán.
    Với việc thực hiện đề tài này nhóm chúng tôi mong muốn các doanh nghiệp một phần nào đó nhận ra được những yếu tố chính yếu có ảnh hưởng đến doanh số bán và có các phương pháp tốt hơn áp dụng để cải thiện trong quá trình kinh doanh, để nâng cao doanh số bán cho các doanh nghiệp, góp phần tạo thành công cho doanh nghiệp.



    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

    Với đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến doanh số bán của một doanh nghiệp, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu một vài khái niệm và lý thuyết cơ bản liên quan có liên quan để có thể hiểu rõ hơn nội dung cốt lõi của đề tài.
    1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG KINH DOANH:
    1.1.1. Doanh thu:

    Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01: Doanh thu (hay doanh số) là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu. Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia,
    Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong năm, phát sinh từ các hoạt động tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, được khách hàng chấp nhận thanh toán.
    1.1.2. Chi phí quảng cáo:
    Chi phí quảng cáo là chi phí cho việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để truyền đạt tin tức về chất lượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng. Để thực hiện được việc này, các doanh nghiệp phải chi ra một khoản tiền nhất định.
    Quảng cáo có thể tác động nhanh đến mức bán trong ngắn hạn, được sử dụng để xây dựng hình ảnh sản phẩm trong dài hạn. Quảng cáo là một phương tiện hiệu quả để thông tin đến nhiều người mua phân tán với chi phí bình quân thấp. Quảng cáo có thể ảnh hưởng đến mức bán thông qua cách trình bày. Khách hàng thường tin rằng những nhãn hiệu được quảng cáo mạnh phải có giá trị tốt.
    Mục tiêu của quảng cáo là giới thiệu một sản phẩm hay dịch vụ nào đó nhằm ảnh hưởng đến các tập tính của công chúng, đặc biệt là khách hàng mục tiêu.
    1.1.3. Chi phí chào hàng:
    Chi phí chào hàng là toàn bộ chi phí nhằm mục đích để khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm của doanh nghiệp, chẳng hạn như: chi phí sản phẩm dùng thử, chi phí nhân viên chào hàng, chi phí trưng bày
    Mục tiêu của chào hàng là nhằm giúp cho khách hàng tiếp cận với những sản phẩm (có thể khách hàng đã được biết qua quảng cáo) của doanh nghiệp, có cơ hội kiểm chứng chất lượng của sản phẩm. Do đó có thể thuyết phục được khách hàng về những đặc tính của sản phẩm mà trước đó họ chỉ có thông tin từ quảng cáo.
    1.1.4. Thu nhập bình quân đầu người:
    Thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm tính bằng tiền của quốc gia chia cho dân số. Khi thu nhập bình quân đầu người càng cao chứng tỏ nền kinh tế đang tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Do đó, khi thu nhập bình quân đầu người càng cao thì khả năng doanh nghiệp bán được hàng hóa, dịch vụ của mình càng cao dẫn đến doanh thu càng tăng.
    1.1.5. Mật độ dân số:
    Mật độ dân số là một yếu tố của môi trường dân số. Đó là khía cạnh được người kinh doanh quan tâm nhiều nhất bởi nó liên quan trực tiếp đến con người và con người cũng chính là tác nhân tạo ra thị trường.
    Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới luôn luôn có nhiều thay đổi, trong đó bao hàm những thay đổi về mặt dân số. Những biến động về dân số có thể làm thay đổi về mặt lượng của thị trường (tăng hoặc giảm khi dân số sẽ dẫn đến tăng hoặc giảm doanh số bán hàng của doanh nghiệp) đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp, làm thay đổi về mặt chất của thị trường. Bên cạnh đó, sự gia tăng về quy mô dân số của một vùng, một số khu vực do tình trạng di dân. Xu hướng di dân này do điều kiện kinh tế phát triển ở một số vùng. Ngoài ra một xu hướng di dân thường thấy hiện nay là tình trạng dân số chúng tập trung vào các đô thị do điều kiện làm việc và đời sống cao hơn tạo ra một quy mô và mật độ dân số ở các đô thị lớn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...