Luận Văn những yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm an toàn của dân cư thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT
    Bằng việc khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh với kích thước mẫu là n=352 cùng với phương pháp nghiên cứu hợp lý và khoa học, kết quả của nghiên cứu đề tài góp phần khẳng định khả năng giải thích, dự đoán ý định của người dân trong việc sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh. Đồng thời, nghiên cứu cũng chứng minh rõ được vai trò “Lý thuyết hành vi hoạch định” của nhóm tác giả Ajen (1991) đối với việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thực phẩm an toàn trong lĩnh vực y tế cộng đồng.
    Đề tài đã thành công trong việc đo lường và xác định các yếu tố có khả năng tác động đến ý định sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh của người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả kiểm định và những lập luận cho thấy các thang đo đạt yêu cầu sau khi có điều chỉnh phù hợp với tính chất đặc thù của lĩnh vực thực phẩm, y tế cộng đồng, mô hình lý thuyết phù hợp với thông tin thị trường và các giả thuyết đều được chấp nhận. Cụ thể các yếu tố tác động vào ý định sử dụng thực phẩn an toàn vệ sinh là Thái độ, Thói quen, Sự nhận thức kiểm soát hành vi và Chuẩn chủ quan. Đồng thời theo kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy có sự khác biệt về mức độ nhận thức các yếu tố trên ở các nhóm người dân khi được chia theo độ tuổi, giới tính và nghề nghiệp.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài đã mang lại những kết quả thuyết thực đối với hoạt động tuyên truyền sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu giúp cho các cá nhân, tổ chức, ban ngành thực hiện tuyên truyền thấy được sự tác động của từng yếu tố vào ý định sử dụng của người tiêu dùng và cách thức đo lường các yếu tố này. Thông qua đó các cá nhân, tổ chức, ban ngành hoạt động trong lĩnh vực này có các biện pháp theo dõi, quản lý và điều chỉnh các yếu tố tác động vào ý định sử dụng thực phẩm an toàn của người dân. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng giúp cho các cá nhân, tổ chức, ban ngành xác định yếu tố nào cần được tập trung nhằm gia tăng ý định sử dụng và nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông.
    TÓM TẮT
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1
    1.1. Lý do lựa chọn đề tài 1
    1.2. Lịch sử để tài nghiên cứu: 2
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    1.5. Phương pháp nghiên cứu . 4
    1.6. Ý nghĩa thực tiễn 4
    1.7. Kết cấu bài nghiên cứu . 5
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT . 6
    2.1. Giới thiệu . 6
    2.2. Các khái niệm liên quan . 6
    2.2.1. Dân cư . 6
    2.2.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm 6
    2.3. Lý thuyết về ý định tiêu dùng 7
    2.3.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA – Theory of Reasoned Action) 8
    2.3.2. Thuyết hành vi hoạch định (The Theory of Planned Behaviour – TPB) 10
    2.3.3. Đánh giá các lý thuyết . 13
    2.4. Mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thiết kèm theo 15
    2.5. Tổng kết chương: . 16
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    3.1. Giới thiệu . 17
    3.2. Thiết kế nghiên cứu 17
    3.2.1. Phương pháp nghiên cứu . 17
    3.2.2. Quy trình nghiên cứu . 18
    3.2.3. Nghiên cứu định tính . 19
    3.2.4. Nghiên cứu định lượng 19
    3.3. Xây dựng thang đo . 20
    3.3.1. Thang đo ý định hành vi (YD) 21
    3.3.2. Thang đo thái độ (TD) đối với vấn đề sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh 21
    3.3.3. Thang đo chuẩn chủ quan (CQ) đối với cá nhân sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh . 22
    3.3.4. Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi (KS) sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh . 22
    3.3.5. Thang đo thói quen (TQ) sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh 23
    3.4. Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức và phương pháp thu thập thông tin . 23
    3.5. Tổng kết chương 26
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
    4.1. Giới thiệu chương 27
    4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo 27
    4.3. Thống kê mô tả biến định tính . 27
    4.4. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha . 29
    4.5. Đánh giá thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA . 32
    4.6. Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình . 34
    4.7. Kiểm tra các giả định trong phân tích hồi quy tuyến tính 36
    4.7.1. Kiểm tra giả định về phương sai của sai số không đổi . 36
    4.7.2. Kiểm tra giả định về phân phối chuẩn phần dư 36
    4.7.3. Kiểm tra tính độc lập của sai số 37
    4.8. Hồi quy tuyến tính . 37
    4.9. Phân tích phương sai giữa nhân tố ý định sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh và các nhóm yếu tố định tính . 40
    4.10. Phân tích phương sai giữa các nhân tố tác động đến ý định sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh và các nhóm yếu tố định tính 43
    4.11. Tổng kết chương . 44
    CHƯƠNG 5: Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN . 45
    5.1. Giới thiệu . 45
    5.2. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu . 45
    5.3. Kiến nghị 47
    5.4. Giải pháp sáng tạo của nhóm nghiên cứu 52
    5.4.1. Mục tiêu: . 52
    5.4.2. Phạm vi áp dụng: . 52
    5.4.3. Giải pháp: 52
    5.4.4. Tính khả thi, nổi bật của giải pháp 52
    5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu đề tài 53
    5.6. Tổng kết chương 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 55
    DANH MỤC PHỤ LỤC
    Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận nhóm . 1
    Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát . 5
    Phụ lục 3: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’ Alpha của thang đo 8
    Phụ lục 4: Kết quả phân tích nhân tố EFA 10
    Phụ lục 5: Kiểm định mô hình, Anova và hồi quy tuyến tính . 11
    Phụ lục 6: Kết quả định tính 12
    Phụ lục 7: Kiểm tra các giả định trong phân tích hồi quy tuyến tính 14
    Phụ lục 8: Phân tích phương sai của nhân tố ý định giữa các nhóm tuổi 15
    Phụ lục 9: Phân tích phương sai của các nhân tố tác động giữa các nhóm thu nhập 15
    Phụ lục 10: Phân tích phương sai của nhân tố ý định giữa các nhóm giới tính 16
    Phụ lục 11: Phân tích phương sai của các nhân tố tác động giữa các nhóm tuổi 16
    Phụ lục 12: Phân tích phương sai của nhân tố ý định giữa các nhóm thu nhập 17
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
    1.1. Lý do lựa chọn đề tài
    Ngày nay, với sự phát triển toàn diện của nhân loại, đời sống của người dân cũng ngày càng được nâng cao hơn, trong số đó bao gồm nhu cầu sử dụng thực phẩm hàng ngày của người dân. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow, chúng ta nhận thấy nhu cầu ăn uống của con người ngày nay không chỉ dừng lại việc ăn no, mà còn phải ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh, tuy nhiên theo báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam (2011): tỉ lệ cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất thấp và chậm, theo đó, qua kiểm tra tại các tỉnh thành trong tháng bảy năm 2011, tại Hà Nội có 554 cơ sở được cấp giấy chứng nhận (trong tổng số hơn 33.000 cơ sở), TP.HCM có 1.655 cơ sở (trong tổng số 30.000 cơ sở).
    Không những thế, tình hình ngộ độc thực phẩm ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Ngày 2-4-2012, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, trong tháng 3-2012, trên cả nước chỉ xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm tại 6 địa phương (Đồng Nai, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Gia Lai và Tuyên Quang), nhưng đã làm 166 người ngộ độc, trong đó 134 người phải nhập viện điều trị.
    Đối với tình hình cấp bách như trên, Đảng và Nhà nước đã có những biện pháp ứng phó phù hợp, theo quyết định của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đẩy mạnh hoạt động thông tin giáo dục truyền thông bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm giai đoạn 2011-2013, “việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức cộng đồng, thay đổi hành vi trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, vật tư nông nghiệp, phụ gia thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố, cung cấp thực phẩm quy mô nhỏ lẻ và tiêu dùng thực phẩm, nhằm tạo ra một môi trường thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, phù hợp tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.”
    Thông qua các số liệu như trên và việc nhấn mạnh công tác truyền thông, phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của Chính phủ. Chúng ta nhận thấy rằng tình hình ngộ độc thực phẩm đang ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng, theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù thành phố đã không ngừng tăng cường và cải tiến công tác
    2
    quản lý, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, xác định vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm, tuy nhiên việc giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn hạn chế, mặc dù trong những năm gần đây ngộ độc thực phẩm xảy ra thường xuyên hơn. Vì thế, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm an toàn vệ sinh và mức độ tác động của chúng là việc hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết, giúp cho các cơ quan chức năng có thêm cơ sở khoa học để đưa ra những quyết định can thiệp kịp thời và hiệu quả. Nhưng thực tiễn nghiên cứu thì lại trái ngược với tính cấp bách vốn có của vấn đề, thực tế cho thấy rằng có rất ít các công trình nghiên cứu sâu bản chất của hành vi sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh mà hầu hết chỉ tập trung vào thực trạng của vấn đề và giáp pháp cải thiện.
    Vì thế, nhóm quyết định nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm an toàn của dân cư thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài:
    “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm an toàn của dân cư thành phố Hồ Chí Minh”.
    1.2. Lịch sử để tài nghiên cứu:
    Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài, hiện nay các đề tài nghiên cứu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện còn đang rất hạn chế, đa số chỉ tập trung vào hiện trạng, ý thức của người dân và đề hướng khắc phục. Tuy nhiên, vẫn có một số bài nghiên cứu sâu về tính chất hình thành động cơ tiều dùng thực phẩm vệ sinh an toàn của người dân, có thể tham khảo và kế thừa từ những bài nghiên cứu như sau:
    Đề tài: “Vận dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) để giải thích động cơ của người tiêu dùng cá tại thành phố Nha Trang” - ThS. Hồ Huy Tựu, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang.
    Nghiên cứu vận dụng lý thuyết Hành vi hoạch định (TPB) để giải thích ý định tiêu dùng cá với tư cách là biến động cơ, dưới sự tác động của thái độ, sự kỳ vọng gia đình, kiểm soát hành vi cảm nhận, cảm xúc lẫn lộn về việc ăn cá, kiến thức và thói quen tiêu dùng cá. Kết quả thể hiện mô hình phù hợp tốt với dữ liệu và ủng hộ về mặt thực nghiệm các quan hệ giả thuyết do tác giả đề xuất. Các yếu tố có ý nghĩa thống kê là nhân tố cảm xúc lẫn lộn có ảnh hưởng âm, các yếu tố khác đều có ảnh hưởng dương
    đến ý định hành vi. Ngoài ra, các thang đo lường các khái niệm sử dụng bước đầu đã thể hiện độ tin cậy và độ giá trị hội tụ cũng như độ giá trị phân biệt.
    Đề tài: “Hành vi tiêu dùng cá: Vai trò của các nhân tố xã hội” – ThS. Hồ Huy Tựu, Ts. Dương Trí Thảo, Khoa kinh tế, Đại học Nha Trang
    Đề tài sử dụng lý thuyết hành vi hoạch định (TP ) để giải thích việc tiêu dùng cá. Theo nhóm tác giả, cảm nhận về hành vi xã hội với tư cách là nhân tố mở rộng được thảo luận bên cạnh các nhân tố truyền thống như thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mô hình phù hợp và tồn tại các tác động có ý nghĩa thống kê của thái độ, chuẩn chủ quan, cảm nhận hành vi xã hội và kiểm soát hhành vi lên ý định hành vi. Trong đó, ý định hành vi và kiểm soát hành vi đều có ảnh hưởng đến tần số tiêu dùng cá.
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu
     Xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hình thành ý định tiêu dùng thực phẩm an toàn của dân cư thành phố Hồ Chí Minh. Sự tác động của các biến định tính lên Ý định sử dụng thực phẩm an toàn của người dân.
     Đánh giá được thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm an toàn vệ sinh của dân cư thành thị thành phố Hồ Chí Minh.
     Đề xuất được các giải pháp nhằm thay đổi ý định tiêu dùng thực phẩm của người dân thành thị thành phố Hồ Chí Minh sang tiêu dùng thực phẩm an toàn.
    1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu:
    Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm an toàn của dân cư thành phố Hồ Chí Minh.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Thành thị thành phố Hồ Chí Minh.
    Dân cư theo độ tuổi:
     Độ tuổi từ 18-22
     Độ tuổi từ 23-35.
     Độ tuổi trên 35 tuổi.
    Dân cư theo thu nhập:
     Thu nhập dưới 5 triệu/tháng.
    4
     Thu nhập trên 5 triệu/tháng.
    Về mục đích phân loại và cơ sở phân loại mẫu được khảo sát như trên sẽ được làm rõ tại chương 3 trong bài nghiên cứu này.
    1.5. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu này được thực hiện tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.
    Nghiên cứu sơ bộ thông qua phương pháp nghiên cứu định tính nhằm điều chỉnh, rút gọn và khám phá thêm các ý tưởng nhằm bổ sung vào các biến quan sát dùng trong đo lường các khái niệm nghiên cứu.
    Nghiên cứu định lượng chính thức nhằm mục đích kiểm định lại mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình.
    Cụ thể phương pháp nghiên cứu và qui trình nghiên cứu sẽ được đề cập chi tiết tại chương 3 trong bài nghiên cứu này.
    1.6. Ý nghĩa thực tiễn
    Đề tài này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm an toàn nhằm giúp các cơ sở y tế, các cơ quan truyền thông, các cá nhân hộ gia đình và các đối tượng khác về các vấn đề cụ thể như sau:
     Thứ nhất, đối với các cơ sở y tế, đề tài nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm giúp hạn chế và ngăn ngừa vấn đề sử dụng các thực phẩm không an toàn vệ sinh, và các biện pháp tác động tích cực đến ý định sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh của người dân.
     Thứ hai, đối với các cơ quan truyền thông, đề tài nghiên cứu giúp cho các cơ quan truyền thông hiểu được vai trò của các hoạt động truyền thông trong ý định sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh của dân cư, điều tra dân cư và thực hiện định hướng cho sự hoàn thiện và phát triển của các hoạt động truyền thông.
     Thứ ba, kết quả nghiên cứu đề tài bổ sung vào các lý thuyết hành vi hoạch định áp dụng trong lĩnh vực y tế, tâm lý thực phẩm. Sự bổ sung này là tiền đề cho các nghiên cứu khoa học sau này phát triển thêm, là tài liệu nghiên cứu cho giảngviên, sinh viên, nghiên cứu sinh và mọi người quan tâm đến ý định tiêu dùng thực phẩm an toàn vệ sinh.
    1.7. Kết cấu bài nghiên cứu
    Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu.
    Trình bày lý do nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu đề tài.
    Chương 2 : Cơ sở lý thuyết đề tài nghiên cứu
    Đưa ra các lý thuyết về hành vi hoạch định, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh và vai trò của chúng.
    Đưa ra các lý thuyết về ý định tiêu dùng, thiết lập mô hình nhằm xác định những yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đến ý định tiêu dùng thực phẩm an toàn của người dân.
    Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
    Thiết lập thang đo thực trạng các công cụ yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm an toàn vệ sinh hiện nay.
    Từ kết quả khảo sát, kiểm định sự tin cậy của mô hình và kiểm định các giả thuyết.
    Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
    Trình bày kết quả nghiên cứu, kiểm định các lý thuyết và kiểm định sự ảnh hưởng của biến định tính lên nhân tố “ý định”.
    Chương 5 : Kết luận và kiến nghị.
    Tóm tắt đề tài và đưa ra các kiến nghị giúp tăng cường hiệu quả và tác động tích cực đến ý định sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh.
    6
    CHƯƠNG 2
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    2.1. Giới thiệu
    Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết về ý định tiêu dùng và mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng trong lĩnh vực y tế. Đồng thời chương 2 cũng đưa ra các đặc điểm của các mô hình được đề cập và xây dựng các giải thuyết nghiên cứu. Chương 2 bao gồm các phần chính sau: Các khái niệm liên quan đến đề tài, lý thuyết về ý định tiêu dùng, các mô hình nghiên cứu ý định tiêu dùng, đánh giá mô hình và các giả thuyết được đặt ra.
    2.2. Các khái niệm liên quan
    2.2.1. Dân cư
    Theo Hartl Daniel (2007): “Dân cư là tập hợp tất cả các cá thể cùng thuộc một nhóm ngưởi và cùng sống trong một khu vực địa lý”.
    Theo Pháp lệnh dân số Việt Nam năm 2003: “Dân cư là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính”.
    2.2.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm
    Thực phẩm: Tại điều 2 chương 1 – luật An toàn thực phẩm (số 55/2010/QH12), “thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm”.
    An toàn thực phẩm: Luật an toàn thực phẩm (số 55/2010/QH12), tại điều 2 chương 1, luật nêu rõ ràng định nghĩa về vấn đề an toàn thực phẩm, theo đó “An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người”. Cũng theo Tổ chức y tế thế giới (WHO – World Health Organization), an toàn thực phẩm là sự chắc chắn rằng thực phẩm sẽ không nguy hiểm đến người tiêu dùng khi thực phẩm đó được chế biến hoặc được sử dụng. Cụ thể hơn, s. Scott Smith (2008) an toàn thực phẩm được cho là các điều kiện và hành động mà giữ được chất lượng của thực phẩm nhằm ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn và các bệnh thực phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...