Tiểu Luận Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Chuẩn hoá cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
    Tiến hành khảo sát thống kê và phân loại CBCC chính quyền cấp xã theo 2 nhóm: nhóm đủ tiêu chuẩn và nhóm không đủ tiêu chuẩn theo Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ "về CBCC xã, phường, thị trấn"và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ "về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn". Đối với số CBCC chính quyền cấp xã đủ tiêu chuẩn thì tạo điều kiện cho họ tiếp tục hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ; đối với số CBCC chưa đủ tiêu chuẩn thì cần phải xem xét, nghiên cứu để có cơ chế giải quyết cho phù hợp. Đối với những CBCC chỉ thiếu một tiêu chuẩn hoặc những người thiếu hai tiêu chuẩn nhưng tuổi dưới 50 đối với nam, dưới 40 đối với nữ thì tạo điều kiện cho họ học tập để đạt chuẩn. Thời hạn đạt chuẩn là trong vòng ba năm các cơ quan tổ chức cần phải có kế hoạch cử những người thiếu tiêu chuẩn nói trên luân phiên nhau đi học để tránh tình trạng những người này ồ ạt đi học đạt chuẩn dẫn đến thiếu người làm việc ở cơ sở, công việc sẽ ứ đọng dẫn đến hiệu lực và hiệu quả quản lý sẽ không cao. Tỉnh cần phải điều chỉnh chế độ đãi ngộ đối với người đi học để động viên họ học tập tốt.
    Đối với những CBCC thiếu 2 tiêu chuẩn (nhất là tiêu chuẩn trình độ văn hoá THPT và trình độ chuyên môn nghiệp vụ) và tuổi đời trên 50 đối với nam, trên 45 đối với nữ thì cần phải thay thế. Tỉnh cần phải làm tốt chính sách tuyển dụng những người có đủ tiêu chuẩn vào để thay thế những đối tượng nói trên. Có thể tiến hành theo hai cách: Tạo nguồn tại chỗ (ưu tiên đối với con em những người thay thế vào làm việc); thu hút những sinh viên tốt nghiệp Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có ngành phù hợp với công việc ở cơ sở về làm việc. Mặc dầu tỉnh Hà Tĩnh đã có chính sách thu hút những sinh viên tốt nghiệp Đại học chính quy đạt loại giỏi về làm việc tại cơ sở nhưng trên thực tế số lượng thu hút được là rất ít. Vì họ quan niệm rằng về làm việc ở cơ sở là ít có điều kiện phát triển vươn lên, họ ngại làm việc với những người làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chế độ đãi ngộ thấp. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh cần phải điều chỉnh chính sách thu hút, tuyên truyền sâu rộng và thực hiện tốt chính sách thu hút tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác và phấn đấu vươn lên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...