Tiểu Luận Những yêu cầu về phẩm chất nhân cách của giảng viên Đại Học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH
    CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC

    NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH
    CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC

    Mở đầu
    Một điều mà bất cứ ai cũng hiểu chất lượng đội ngũ giảng viên (thể hiện ở đạo đức nghề giáo và năng lực dạy học) là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng đào tạo ở các bậc học trong đó bao hàm cả Đại học và Cao đẳng.
    Nghiên cứu các làng có truyền thống hiếu học và khoa bảng cho thấy, thời phong kiến, những người dạy học được tự do hành nghề, hoặc tại làng, hoặc tại các làng trong vùng; khá nhiều trường hợp, các ông đồ từ Thanh Hóa, Nghệ An ra các làng quê ven Hà Nội dạy học.
    Qua hàng nghìn năm nuôi các thế hệ con em ăn học, cha ông ta đã tổng kết "Thầy nào trò đó". Không phải ngẫu nhiên mà xưa kia, các bậc cha mẹ tìm, chọn thầy cho con rất kỹ lưỡng: phải là những thầy "văn hay, chữ tốt", có nhân cách, có ảnh hưởng rộng lớn trong làng xóm.
    Điều quan trọng nhất, họ lấy sự thành đạt của học trò làm niềm vui, vinh dự nghề nghiệp và cũng là sự thành đạt của mình. Không một tổ chức, cơ quan chuyên môn hay cơ quan hành chính nào quản lý, giám sát việc dạy của các thầy, nhưng các thầy luôn biết "giữ mình".
    Để hành nghề được lâu dài tại một vùng quê, họ một mặt phải đem hết tâm huyết để dạy học trò, truyền cho trò tất cả vốn kiến thức và kinh nghiệm mình có để trò học hành tiến bộ và thành đạt; mặt khác luôn biết giữ và nêu gương về nhân cách, lối sống.
    Xưa kia, ít có hiện tượng thầy lợi dụng nghề nghiệp, cương vị của mình để "vòi vĩnh" trò và gia đình học trò kiếm lợi. Chính vì thế, các thầy giáo luôn được coi là những bậc mẫu mực, có ảnh hưởng lớn với học trò, được học trò kính trọng suốt đời "sống Tết, chết giỗ".
    Các thầy cũng có uy tín lớn trong cộng đồng làng, bằng vốn kiến thức được trang bị, bằng tấm lòng với học trò và bằng nhân cách của mình. Trong hầu hết các công việc của cộng đồng, dân làng, đến cả các chức dịch cũng thường hỏi ý kiến thầy, trước khi đưa ra quyết định thực thi.
    Trong nền giáo dục mới, các thầy giáo, cô giáo được phân công giảng dạy theo bộ môn, trường lớp, chịu sự quản lý của Nhà nước, thông qua ngành giáo dục mà trực tiếp là Ban giám hiệu, tổ chức Đảng, Công đoàn, đoàn thanh niên trong nhà trường.
    Không thể phủ nhận được vai trò to lớn của đội ngũ các nhà giáo đối với những thành tựu của nền giáo dục mới và sự thành đạt của bao lớp học trò trong mấy chục năm qua. Đã có biết bao người thầy không màng danh lợi, sống đạm bạc, suốt đời vì sự nghiệp đào tạo học trò, có nhiều học trò thành đạt. Nhiều người được nhận các danh hiệu cao quý "Nhà giáo Nhân dân", "Nhà giáo Ưu tú".
    Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi nền kinh tế - xã hội chịu nhiều tác động của những mặt trái của cơ chế thị trường thì một bộ phận giảng viên đã sa sút phẩm chất, xa rời đạo lý của người thầy, coi nghề nghiệp và cương vị làm thầy của mình là "bảo bối" để "làm kinh tế".
    Sự sa sút đạo lý làm thầy trên đây là một trong những nguyên nhân chính yếu nhất dẫn đến chất lượng giáo dục đại trà giảm sút, quan hệ thầy trò xuống cấp.
    Vì những lý do trên, ngành giáo dục cần có những biện pháp nâng cao phẩm chất đội ngũ giảng viên, mà điều quan trọng là phải có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của giảng viên thông qua chỉ tiêu về kết quả học tập của học sinh ở lớp hay bộ môn mà từng người đảm nhận dạy, có chế độ khen thưởng hay kỷ luật thỏa đáng. Kiên quyết không để người không đủ năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức kém đứng trên bục giảng. Có như vậy, thì chất lượng đào tạo ở bậc học này mới thật sự đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới.
    Và chính vì thế, chúng ta cần có một đội ngũ giảng viên đáp ứng được các tiêu chí trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...