Tài liệu Những yêu cầu đối với Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trình bày sơ nét thế nào là Nhà nước pháp quyền: Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức Nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp luật với nội dung thực hiện quyền lực nhân dân.
    Nhà nước này có 3 đặc điểm cơ bản:
    - Ở đó có sự ngự trị cao nhất, tuyệt đối của pháp luật.
    - Quyền lực Nhà nước thể hiện được ý chí và lợi ích của đại đa số nhân dân.
    - Có sự đảm bảo thực tế mối quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa Nhà nước và công dân.
    Lý thuyết Tam quyền phân lập không phải là vấn đề thuộc về bản chất của Nhà nước pháp quyền. Mà vấn đề ở chỗ quyền lực nhà nước có thật sự thuộc về đông đảo nhân dân hay không? Ý chí, lợi ích và quyền của đông đảo nhân dân một khi đã được nâng lên thành pháp luật có thực sự là chuẩn mực cơ bản và tối cao trong mọi hoạt động của xã hội và công dân hay không? Lợi ích hợp pháp của các công dân, tổ chức trong xã hội và của bản thân bộ máy nhà nước có được tôn trọng hay không? Đó chinh là những vấn đế thuộc bản chất nhà nước pháp quyền.
    Chính phủ là cơ quan thực thi quyền hành pháp (một trong ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp).
    Chính những đặc điểm của một nhà nước pháp quyền, thì những yêu cầu đặt ra đối với hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp mà đặc biệt là chính phủ là điều tất yếu.
    Cần tóm tắt những yêu cầu đó như sau:
    1. Chính phủ - hành pháp không những chỉ là có trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản lập pháp, mà còn là trung tâm của bộ máy nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc hoàn thành các quyền lập pháp và tư pháp.
    Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại và thực tế phát triển của bộ máy nhà nước thời dân chủ. Có thể nói trước rằng lịch sử phát triển Chính phủ chỉ có thể có được khi có cách mạng tư sản và gắn liền với học thuyết phân quyền của nhà nước tư sản. Khi sinh thời, học thuyết nhà nước pháp quyền (The Rule of Law) như đã được phân tích ở Chương I chỉ có một mong muốn là tách các hoạt động hành pháp ra khỏi lập pháp để làm cơ sở cho việc thay đổi chế độ phong kiến đã lỗi thời, đang vi phạm nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. Phân quyền là một trong những đòi hỏi/yêu cầu của nhà nước pháp quyền. Thực tế không chỉ giản đơn như quan niệm của các học giả lí‎ thuyết, của các nhà cách mạng tư sản, cũng như quy định của hiến pháp sau khi cách mạng tư sản giành được chính quyền, chính phủ và các cơ quan hành pháp dần dần tham gia tích cực vào đời sống xã hội. Chính phủ không chỉ thụ động duy trì các hoạt động của xã hội theo các quy định của lập pháp, mà đã đổi thành người tham gia một cách trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội, chủ động điều chỉnh các mâu thuẫn kinh tế và mâu thuẫn xã hội, chủ động tham gia vào các hoạt ®éng của chính lập pháp và tư pháp. Vì thế nguyên tắc hành chính phải dựa hay chỉ dựa vào luật được nảy sinh ra trong quá trình giai cấp tư sản đấu tranh giành chính quyền trên thực tế không còn giá trị nữa. Trong thời đại công nghiệp và khoa học kỹ thuật phát triển cao, nghị viện đã không thể ôm đồm chế định tất cả mọi vấn đề thành luật, chính phủ tất phải có năng lực động cơ thích ứng với tốc độ phát triển và thay đổi của kinh tế- xã hội.
    Do đó, thời kỳ đầu sau khi cách mạng tư sản giành thắng lợi, ở các quốc gia, vai trò của nghị viện - cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân được đề cao hơn so với các cơ quan nhà nước khác. Lúc bấy giờ, chính phủ chỉ được quan niệm là cơ quan thực hiện chức năng thi hành pháp luật theo nguyên tắc “không có luật tức là không có hành chính”.
    Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính phủ - hành pháp hiện nay là chính phủ phải có trách nhiệm hoạch định ra chính sách cho quốc gia.
    Chính phủ trong nhà nước pháp quyền là thiết chế trung tâm của bộ máy nhà nước, là cơ quan có nhiệm vụ thiết kế chính sách và tổ chức thực hiện khi chính sách được thông qua. Do đó có thể thấy rằng một nền dân chủ thời hiện đại, thể hiện qua nơi hành pháp. Mối liên lạc giữa cơ quan đó và quần chúng mới đại diện thực sự cho nguyên tắc dân chủ.
    Dù là hành pháp kiểu của chế độ đại nghị, hay kiểu của chế độ Tổng thống hay bất cứ hành pháp nào, một nền dân chủ của thời hiện đại, trước hết là một hành pháp mạnh và ổn định. Chỉ khi nào, qua cuộc tổng tuyển cử, nhân dân chọn được một nhóm lãnh tụ thuần nhất, kỷ luật, có chương trình rõ ràng, và chương trình đó được nhân dân biết rõ, chỉ khi đó việc nước mới thực là trong tay nhân dân.
    2. Chính phủ - hành pháp chỉ làm những gì mà thị trường không có khả năng đảm nhiệm, trọng tâm là tạo ra nền móng các thể chế pháp luật cho thị trường và xã hội hoạt động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...