Tài liệu Những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với việc đổi mới mô hình bộ máy nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với việc đổi


    mới mô hình bộ máy nhà nước




    Từ sự phân tích thấu đáo các đặc điểm có tính phổ biến của Nhà nước pháp quyền và các đặc thù của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta, bài viết nêu ra các yêu cầu đổi mới mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghiã ở Việt Nam.


    1. Nhà nước pháp quyền và những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp


    quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam




    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (NNPQ XHCN) dưới sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010. Sự xác định mục tiêu xây dựng NNPQ XHCN trong Báo cáo chính trị của Đại hội IX không chỉ là khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng ta trong việc đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, mà còn là sự đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng nhà nước kiểu mới - một Nhà nước của dân, do dân, vì dân.


    Mục tiêu xây dựng NNPQ XHCN được xác định tại Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX đã được cụ thể hoá một bước trong Nghị quyết của Quốc hội khoá X về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992 và tiếp tục được khẳng định nhất quán trong các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ X vừa qua.


    Để xây dựng NNPQ phù hợp với các đặc điểm của Việt Nam, trước hết cần nghiên cứu làm rõ bản chất của NNPQ.

    1.1. Các giá trị phổ biến của NNPQ




    Về phương diện lý luận, NNPQ là một hình thức tổ chức dân chủ của quyền lực nhà nước, trong đó toàn bộ tổ chức và hoạt động của Nhà nước đều được quy định bởi luật pháp và theo đúng các quy định của luật pháp. Quá trình xây dựng NNPQ về thực chất là quá trình chuyển mô hình nhà nước, từ Nhà nước mà quyền lực lâu nay thuộc về bộ máy nhà nước sang một Nhà nước với nguyên tắc quyền lực thuộc về luật pháp; từ một hệ thống luật pháp xưa nay xác lập quyền lực của bộ máy cai trị và nghĩa vụ của người dân sang một hệ thống pháp luật xác lập quyền của nhân dân và quy định nghĩa vụ, trách nhiệm phụng sự nhân dân của bộ máy nhà nước.


    Như vậy, với NNPQ, một sự chuyển đổi vị trí thật sự diễn ra trong mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân: nhân dân có cơ hội thật sự trở thành người chủ của quyền lực và có khả năng, điều kiện để làm chủ quyền lực; Nhà nước, mà cụ thể là bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức nhà nước, trở thành công cụ phục vụ nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân trong một trật tự pháp luật tự do, dân chủ và công bằng.


    NNPQ - dù được biểu đạt bởi các tên gọi khác nhau trong ngôn ngữ và nhận thức của các quốc gia - hiện đang là một xu thế hiện thực trong thế giới ngày nay. Khái niệm NNPQ hiện đang có nhiều định nghĩa khác nhau trên thế giới và luôn được xem là một khái niệm mới, vừa thể hiện các giá trị phổ biến của chế độ pháp quyền dân chủ vừa thể hiện các giá trị đặc thù của mỗi quốc gia, dân tộc.


    Các giá trị phổ biến của NNPQ trong ý nghĩa là biểu hiện tập trung của một chế độ pháp quyền dân chủ được đề cập trong nhiều quan điểm, học thuyết của các nhà tư tưởng, các nhà lý luận chính trị - pháp lý trong lịch sử phát triển các tư tưởng chính trị - pháp lý nhân loại. Các giá trị phổ biến này được trình bày dưới các dạng thức khác nhau bởi các nhà lý luận, phụ thuộc vào lập trường chính trị - pháp lý và

    quan điểm học thuật của từng người. Các trình bày có thể khác nhau, song về bản


    chất, có thể quy về các giá trị có tính tổng quát sau:




    a) NNPQ là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ, do vậy, dân chủ vừa là bản


    chất của NNPQ, vừa là điều kiện, là tiền đề của việc xây dựng chế độ nhà nước.




    NNPQ gắn liền với một chế độ lập hiến, một hệ thống pháp luật dân chủ, đảm bảo toàn bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước vận hành trên cơ sở pháp luật và bằng pháp luật. Chỉ có chế độ lập hiến và một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, được xây dựng và bảo đảm trên nguyên tắc tính tối cao và bất khả xâm phạm của Hiến pháp, mới tạo lập được các cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng NNPQ trên thực tế.


    b) Các nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, tổ chức bộ máy nhà nước trong NNPQ phải đảm bảo loại bỏ và ngăn ngừa việc độc quyền quyền lực (tức là quyền lực nhà nước không thể tập trung vào một người, vào một cơ quan) và phải đảm bảo khả năng kiểm soát được quyền lực (mọi hoạt động quyền lực phải được kiểm tra, giám sát bởi một cơ chế giám sát công khai và dân chủ).


    c) Quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, đề cao và bảo đảm trong mọi hoạt động quyền lực. Quyền con người, quyền công dân vừa là bộ phận hợp thành của khái niệm NNPQ, vừa là mục tiêu, nhiệm vụ của các hoạt động nhà nước, vừa là tiêu chuẩn đánh giá tính chất, mức độ của chế độ pháp quyền. Để đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong NNPQ, cần thiết phải thể chế hoá các quyền con người, quyền công dân, không chỉ trong Hiến pháp mà còn trong cả một hệ thống pháp luật đồng bộ và nhất quán, xây dựng và thực hiện một hệ thống các đảm bảo có tính toàn diện và thực tế cho các quyền này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...