Báo Cáo Những xu thế lớn trong sự vận động của nền kinh tế thế giới.

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    NHỮNG XU THẾ LỚN TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

    ​Lời mở đầu


    Thế kỉ XX đã qua với những dấu ấn kinh tế đầy ấn tượng của quá trình toàn cầu hoá lực lượng sản xuất ,quá trình này được biểu hiện rõ nét ở sự sát nhập của những công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới như Boing ,Mecedess,Nissan và dặc biệt ở sự xuất hiện của các tổ chức kinh tế và thương mại mang tính khu vực,và toàn cầu như WTO,APEC,ASEAN, Dưới sức ép của toàn cầu hoá,nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng có sự biến chuyển mạnh mẽ và nhanh chóng.Quá trình này mở ra những triển vọng to lớn của việc thúc đẩy tăng trưởng ở mỗi quốc gia ,nhưng đồng thời trên phương diện quản lý,cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với các chính phủ.


    Sự cần thiết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam .


    Những xu thế lớn trong sự vận động của nền kinh tế thế giới.


    Nhân loại đang bước vào giai đoạn sôi động của một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ,một cuộc cách mạng mà sự tác động của nó làm biến đổi sâu sắc trên cả các mặt lực lượng sản xuất ,quan hệ sản xuất ,chính trị và xã hội trong hầu hết các nhóm nước trên thế giới đưa tới sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế ,gây ra sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia,và đưa xã hội loài người bước sang một một nền văn minh mới –nền văn minh trí tuệ.Khác với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trước đây,cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay đặc trưng bởi những phát minh khoa học làm thay đổi về chất caqchs thức sản xuất chứ không chỉ đơn thuần về mặt công cụ sản xuất .Nền văn minh mới vừa tạo ra cơ sở mới cho phát triển ,vừa đặt ra thách thức mới cho các quốc gia chậm phát triển .Hệ quả của xu thế này là nó đặt ra con đường phát triển mới cho mỗi quốc gia và đưa tới quan niệm mới về yếu tố và nguồn lực của sự phát triển ;đó không phải là khoáng sản,đất đai hay tài nguyên rừng,biển mà là chất xám nằm trong bộ não của con người .Điều này quyết định sự lựa chọn chiến lược và chính sách phát triển mới cho mỗi quốc gia.


    Với tiến trình hội nhập AFTA ,APEC và WTO vào nền kinh tế thế giới hoàn toàn là quá trình cải cách thể chế toàn bộ nền kinh tế ,xuất phát từ đòi hỏi của bản thân nền kinh tế nội địa. Cuộc cải cách này sẽ giúp cho Việt Nam huy động được các nguồn lực nội sinh, tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên chính thị trường nội địa,tạo tiền đề cho cạnh tranh quốc tế.Hội nhập vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức ,những trở ngại nảy sinh do bản thân tiến trình cải cách,cùng với sức ép của khủng hoản kinh tế và tài chính khu vực ,đang có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng và đặt ra trách nhiệm nặng nề cho bộ máy quản Nhà Nước cũng như cho toàn thể chế xã hội .Do vậy,có thể nói rằng hiện nay Việt Nam thực sự đang ở trong thời điểm bước ngoặt của việc đánh giá lại toàn bộ các nguồn lực phát triển ,và nhất là các quan điểm và định hướng phát triển dất nước sao cho phù hợp với sự phát triển chung của thế giới ,mà trong đó hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển .


    Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu, một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ một quốc gia nào đang trên con đường phát triển, trên thế giới hiện nay. Việt Nam là một nước đang phát triển, ở vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá,nên hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN và cam kết hoàn thành AFTA vào năm 2006 cũng như tham gia vào APEC vào WTO có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết các vấn đề kinh tế trong tương lai.


    Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế, đối với Việt Nam không chỉ có cơ hội thuận lợi, mà lớn hơn nữa chính là những khó khăn, thách thức. Chúng ta cần phải đề ra những quyết sách mở cửa, hợp tác, hội nhập với khu vực nhằm đạt hiệu quả cao, đẩy nhanh thời gian cần thiết để có thể hội nhập. Và Việt Nam hoàn toàn có thể tin tưởng ở vị trí ngày càng cao trên trường quốc tế và khu vực do phát huy tốt nội lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
    Trong quá trình viết đề án về đề tài này, do hạn chế về trình độ chuyên môn, nhận thức của bản thân và tài liệu tham khảo không nhiều nên bài viết không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Em mong nhận được sự giúp đỡ và chỉ dẫn của thầy giáo về những sai sót trong quá trình viết bài của em để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
     
Đang tải...