Tiểu Luận Những vướng mắc trong thu hồi đất và bồi thường thiệt hại vì mục đích phát triển kinh tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm năm 2013
    Đề tài: Những vướng mắc trong thu hồi đất và bồi thường thiệt hại vì mục đích phát triển kinh tế
    Định dạng file word


    Mục lục

    Lời mở đầu . 1
    I. Cơ sở lý luận 4
    II. Cơ sở luật định và những hạn chế tồn tại phát sinh 9
    1. Cơ sở căn cứ pháp lý 9
    2. Các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích kinh tế . 12
    3. Điều kiện để người có đất bị thu hồi được Nhà nước bồi thường . 18
    4. Các trường hợp thu hồi đất không được bồi thường 22
    5. Thẩm quyền thu hồi đất, trình tự, thủ tục bồi thường . 24
    6. Những bất cập trong quy định của nhà nước về thu hồi, bồi thường 28
    III. Những vướng mắc trong thực tiễn về vấn đề thu hồi đất và bồi thường vì mục đích phát triển kinh tế . 33
    1. Một số dự án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở 34
    2. Vấn đề xác định giá đất để tính bồi thường khi thu hồi đất . 36
    3. Vấn đề quy hoạch chưa đồng bộ và có nhiều dự án “treo” gây khó khăn cho người dân bị thu hồi đất . 38
    4. Một bộ phận người dân không nắm rõ về Luật đất đai và Luật khiếu nại, tố cáo nên phát sinh tình trạng vi phạm pháp luật . 40
    5. Vướng mắc về tính minh bạch và tính hiệu quả của việc sử dụng đất sau khi thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế . 41
    6. Một số vướng mắc chung trong việc thực hiện chính sách thu hồi, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế . 43
    IV. Những đề xuất giải quyết vướng mắc phát sinh trong pháp luật và thực tiễn về thu hồi đất và bồi thường vì mục đích phát triển kinh tế . 45
    1. Vấn đề tái định cư 45
    2. Vấn đề giá đất . 47
    3. Vấn đề cơ chế khiếu nại 49
    Đề xuất giải quyết 50
    1. Về thủ tục hành chính trong việc thu hồi đất của người dân . 51
    2. Về giá đất đai trong việc bồi thường sau khi thu hồi đất của người dân 53
    3. Các dự án thu hồi lớn nhỏ lẫn lộn, nhiều mập mờ, không rõ ràng 54
    4. Thiệt thòi của người dân bị thu hồi đất . 54
    5. Nhận thức của người dân 58
    Kết luận 59
    Tài liệu tham khảo 61
    Mục lục 65


    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, pháp luật đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề cho những đổi mới được áp dụng vào thực tiễn và pháp luật đất đai cũng không nằm ngoài mục tiêu. Tuy nhiên, pháp luật dù có phát triển đến đâu thì so với thực tiễn vẫn tồn tại những khoảng cách nhất định. Vì vậy, dù đã sửa đổi nhiều lần, nhưng Luật đất đai hiện hành của nước ta – Luật đất đai năm 2003 vẫn tiếp tục bộc lộ nhiều điểm thiếu sót và tỏ ra không còn phù hợp với sự phát triển trong tương lai của đất nước. Chính điều đó đã dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình vận dụng luật vào thực tiễn và gây nên không ít vướng mắc, khó khăn cho cuộc sống của người dân. Do đó, việc xây dựng một bộ luật mới dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển bộ luật cũ là điều tất yếu.
    Gần đây, Nhà nước đã tạo điều kiện cho người dân cùng chung tay với các nhà lập pháp để xây dựng Luật đất đai mới bằng cách tổ chức lấy ý kiến bóp ý về vấn để sửa đổi luật đất đai và lập ra một website chính thức về vấn đề này mang tên http://duthaoonline.quochoi.vn để người dân có thể đóng góp những ý kiến đề xuất để sửa đổi, bổ sung những chế định phù hợp hơn nhằm hoàn thiện Luật đất đai trong tương lai. Nắm bắt xu hướng đó, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Những vướng mắc trong thu hồi đất và bồi thường thiệt hại vì mục đích phát triển kinh tế” để nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận này.
    Lí do nhóm chọn đề tài này xuất phát từ thực tế trong thời gian qua vấn đề “thu hồi đất và bồi thường vì mục đích phát triển kinh tế” là một điểm nóng trên các diễn đàn tranh luận khi có rất nhiều ý kiến đóng góp và phản biện xoay quanh vấn đề này. Cho nên, qua bài tiểu luận này, chúng em mong muốn đưa ra những cách nhìn nhận riêng về vấn đề này.
    Về nguyên nhân, nhóm em chọn đề tài này để nghiên cứu bởi vì trong thời gian qua vấn đề thu hồi đất và bồi thường vì mục đích phát triển kinh tế là một điểm nóng trên các diễn đàn tranh luận. Có rất nhiều ý kiến về những vướng mắc, bất cập phát sinh xoay quanh việc thu hồi đất và bồi thường vì mục đích phát triển kinh tế. Cho nên, dù kiến thức còn ít ỏi nhưng chúng em cũng mong sẽ có cơ hội để đưa ra cách nhìn nhận riêng về vấn đề này.

    Về bố cục, bài tiểu luận được trình bày theo trình tự sau:
    · Thứ nhất, trình bày cơ sở lý luận của vấn đề thu hồi đất và bồi thường vì mục đích phát triển kinh tế. Trong phần này nhóm sẽ trình bày sơ lược về quá trình hình thành và phát triển chế định sở hữu đất đai ở Việt Nam, những nguyên nhân dẫn đến thu hồi đất và bồi thường vì mục đích phát triển kinh tế. Và chỉ ra mối quan hệ giữa hai chế định này, thông qua đó đưa ra những vướng mắc sơ lược phát sinh trong hiện tại.
    · Thứ hai, trình bày cơ sở pháp lý quy định về thu hồi đất và bồi thường vì mục đích phát triển kinh tế. Ngoài nêu lên những quy định pháp luật điều chỉnh về hai vấn đề này, bài tiểu luận còn đưa ra những điểm thiếu sót và bất cập trong các điều luật và quá trình thực thi liên quan đến thu hồi đất và bồi thường vì mục đích phát triển kinh tế.
    · Thứ ba, trình bày những vướng mắc đã phát sinh trong thực tiễn qua các sự kiện thực tế được thu thập qua nguồn tin báo chí. Nhằm làm nổi bật lên những vướng mắc về vấn đề này.
    · Thứ tư, trình bày phần đề xuất để bổ sung và giải quyết những vướng mắc trong vấn đề thu hồi đất và bồi thường vì mục tiêu phát triển kinh tế. Trong phần này, nhóm tiến hành thu thập những quy định của các nước bạn liên quan đến vấn đề này để so sánh và học hỏi những điểm tiến bộ hơn của họ. Đồng thời trình bày những ý kiến đề xuất để hoàn thiện hơn những quy định pháp luật trong xoay quanh vấn đề này.
    · Thứ năm, là phần kết luận đưa ra cái nhìn tổng quan cho toàn bài tiểu luận này.

    Nhóm chúng em đã trình bày xong lý do chọn đề tài và phần bố cục cho bài tiểu luận của mình. Và cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn các thành viên của nhóm em nói riêng và cả lớp Quản trị - Luật khóa 35 trong thời gian học tập vừa qua. Đối với bài làm lần này, vì kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn nhóm sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định, nên chúng em mong cô sẽ chỉ ra những thiếu sót và giúp nhóm khắc phục để hoàn thiện hơn kiến thức về môn Luật Đất đai trong tương lai.


    I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
    Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Ngoài ra, đất đai là tài nguyên hạn chế do đó việc phân bổ sử dụng phải hợp lý mới đáp ứng được tốt nhu cầu của đời sống xã hội. C.Mác đã nói rằng : “Sở hữu ruộng đất là nguồn gốc đầu tiên của mọi của cải, đã trở thành vấn đề lớn, mà việc giải quyết sẽ quyết định tương lai của giai cấp công nhân”. Do đó, hình thức, chế độ sở hữu đất đai mang một ý nghĩ rất quan trọng.
    Chế độ sở hữu đất đai bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như yếu tố truyền thống lịch sử, bởi tính chất cố định về không gian và thời gian của nó, hay bởi lợi ích do chính đất đai mang lại nên dẫn đến có nhiều hình thức sở hữu đất đai trên thế giới. Tuy vậy, bởi tính chất đặc thù cũng như tầm quan trọng của chúng, dù đất đai thuộc hình thức sở hữu nào thì chúng cũng đều đặt dưới sở hữu tối cao của nhà nước. Hình thức sở hữu về đất đai ở Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
    Hình thức sở hữu đất đai ở Việt Nam đã trải qua quá trình như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...