Tiểu Luận Những vướng mắc, bất cập trong những quy định về chế độ tài sản Luật Hôn nhân và gia đình

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Chế độ tài sản là một trong những lĩnh vực điều chỉnh chính của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Để đạt được những thành tựu nhất định như ngày nay, chế độ tài sản ở nước ta đã phải trải qua một giai đoạn phát triển tương đối dài. Chế độ tài sản được áp dụng trong luật cổ và tục lệ ở Việt Nam là chế độ cộng đồng toàn sản. Đến thời kỳ Pháp thuộc, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, pháp luật về chế độ tài sản ở hai miền thể hiện những nội dung trái chiều: Luật Hôn nhân và gia đình ngày 29 tháng 12 năm 1959 ở miền Bắc chỉ quy định về một hình thức của chế độ tài sản pháp định; trong khi đó, ở miền Nam thừa nhận quyền tự do lập hôn ước của vợ chồng và chế độ tài sản chung của vợ chồng chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lập hôn ước. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đều chỉ tập trung quy định về một chế độ tài sản pháp định, không dự liệu bất kỳ một điều khoản nào cho phép vợ chồng lập hôn ước, nhưng cũng không ấn định những quy định cấm.
    Có thể nói, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là một bước tiến vượt bậc về kỹ năng lập pháp, sau một thời gian áp dụng đã mang lại những thành tựu đáng kể trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, qua theo dõi các vụ án liên quan đến việc tranh chấp tài sản của vợ chồng trên thực tế và tham khảo một số sách báo, em được biết, Luật Hôn nhân và gia đình hiện vẫn còn tồn tại những vướng mắc, bất cập trong những quy định về chế độ tài sản. Trong bài tiểu luận này, em xin được trình bày những hiểu biết của mình về những vướng mắc, bất cập từ đó đưa ra hướng hoàn thiện quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...