Tiểu Luận Những vấn đề xung quanh việc phát triển ngành du lịch ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Nguồn lực để phát triển kinh tế –xã hội (KT-XH) ở nước ta bao gồm vị trí địa lý ,tài nguyên thiên nhiên ,các đường lối phát triển xã hội , .,và cả con người.Nước ta vốn đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại bị chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh .Nền kinh tế mang đậm tính chất tự cung tự cấp . Sau 1975 chúng ta bắt tay vào con đường xây dựng trên cả đất nước . Nhưng ta chỉ chủ yếu tập trung vào nông nghiệp (NN) và công nghiệp nặng (CNN) ,trong khi đó xuất phát điểm của ta rất thấp và hoàn cảnh đất nước sau chiến tranh bị tàn phá nặng nề.Đến năm 1986 chúng ta đã quyết định đổi mới nền KT ,do đó nền Kt đã từ từ thoát khỏi khủng hoảng ,hiện nay nền KT của Việt Nam đang phát triển trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) . Chính nhờ sự đổi mới cơ bản theo hướng tích cực , để ngày càng phát triển nền KTXH . Đất nước ta muốn cất cánh trong thế kỷ XXI cần có những giải pháp đúng đắn nhằm phát huy tất cả những tiềm lực đất nước vào việc thực hiện thắng lợi chiến lược KT-XH của đất nước .Vì thế Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện song song hai nhiệm vụ chiến lược đó là vừa xây dựng , phát triển NN-CN vừa thúc đẩy các ngàng dịch vụ và du lịch . Hàng năm nguồ ngân sách nhà nước ta thu được từ du lịch không nhỏ ,nhung du lịch vẩn là một ngành kinh tế khá mới mẻ đối với ta . Trong tài liệụ này chúng ta đề cập đến “ Những vấn đề xung quanh việc phát triển ngành du lịch ở nước ta hiện nay”.

    Lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai phần : Phần đất liền và phần biển rộng lớn . Ngoài ra nước ta còn nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương , gồm trung tâm Đông Nam Á ,có vùng biển rộng ,dể dàng giao lưu kinh tế ,văn hóa với nhiều nước trên thế giới .Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch . Ngoài ra do nền kinh tế của ta đã có nhiều thay đổi ,chất lượng cuộc sống được nâng lên đáng kể , từ đó kéo theo nhu cầu về đời sống tinh thần củng tăng lên , Nhu cầu về du lịch của người dân những năm gần đây tăng vọt . Hơn nũa Việt Nam vốn là một nước anh hùng , giàu tính lịch sử ,và hiếu khách , là điểm du lịch lý tưởng cho khách nước ngoài . Chính vì vậy, đòi hỏi xã hội nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của mọi người. Nhưng để đáp ứng được nhu cầu này không đơn giản , nhất là đối với một nước đang phát triển như nước ta . Mặc dù những năm gần đây lượng du khách đã tăng lên nhưng củng chỉ tập trung ở một số nơi nhất định , tiềm năng du lịch vẩn chưa được khai thác triệt để . Đặt biệt là vấn đề môi trường chưa được chú ý .

    Những vấn đề xung quanh việc phát triển ngành du lịch mà ta nghiên cứu bao gồm tiềm năng , nguồn đầu tư – khai thác , đội ngủ cán bộ hoạt động trong ngành và lượng du khách . Một khi ta xác định được mục đích ngiên cứu , ta sẽ có những giải pháp để phát triển ngành này một cách hoàn chỉnh , có hiệu quả cao . Ở phần nghiên cứu này , chúng ta đi sâu vào nghiên cứu tiềm năng và giải pháp để phát triển du lịch . Làm sao có thể nâng cao vai trò cũng như nguồn đóng góp cho ngân sách nhà nước . Qua bài tiểu luận này , chúng ta sẽ phần nào hình dung được thực trạng nền kinh tế du lịch của nước ta hiện nay một cách khái quát nhất . Đặt biệt là ta sẽ nhận thấy rỏ vai trò của ngành đối với sự phát triển của nền KT-XH hiện nay không hề nhỏ. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát triển những thế mạnh hiện có và khắc phục những thiếu sót cũng như yếu điểm của ngành . Có như vậy chúng ta mới có thể thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài để cải tạo, nâng cấp những danh lam , thắng cảnh cũng như đầu tư xây dựng các khu du lịch , các làng nghề thủ công , kèm với các dịch vụ khác phục vụ cho du lịch .

    Trong bài tiểu luận này những vấn đề đó được nêu ra khá rỏ qua 3 phần lớn .

    ã Phần I : Vài nét về du lịch , ưu thế cũng như chức năng và tác dụng của ngành đối với nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH .

    ã Phần II : Cái nhìn toàn cảnh về du lịch Việt Nam , một số biện pháp tăng cường sự hoạt động của ngành trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay .

    ã Phần III : Tổng kết lại , nhấn mạnh mục đích nghiên cứu và nhận xét các mặt đã làm được và chưa làm được .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...