Luận Văn Những vấn đề về vật chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa của việc nghiên cứu chuyên đề
    Chứng cứ là một chế định rất quan trọng trong tố tụng nói chung và Tố tụng hình sự nói riêng. Trong Tố tụng hình sự, để có cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội cũng như bảo vệ tốt quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tổ chức, công dân (kể cả bản thân người phạm tội) tránh được oan, sai, đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải thu thập kiểm tra, bảo quản, đánh giá và sử dụng chứng cứ một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ và hợp pháp; chính vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự Việt nam dành hẳn một chương (chương V) quy định về chứng cứ.
    Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (sau đây gọi là BLTTHS 2003) quy định về chứng cứ như sau:
    “1. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như các tình tiết khác giúp cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
    2. Chứng cứ được xác định bằng:
    a) Vật chứng
    b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi-nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
    c) Kết luận giám định
    d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”.
    Từ quy định trên đây cho ta thấy, vật chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng trong vụ án hình sự. Thông qua vật chứng, Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền có thể rút ra được các chứng cứ để chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như các tình tiết khác, giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng pháp luật, bảo vệ tốt lợi ích của Nhà nước, xã hội, cơ quan, tổ chức và mọi công dân.
    Vật chứng được Luật tố tụng hình sự quy định một cách rõ ràng, cụ thể, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về vật chứng các Điều 74, 75, 76. Mặc dù so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (sau đây gọi là BLTTHS 1988), BLTTHS 2003 đã có quy định về vật chứng cụ thể, chi tiết hơn nhưng trong thực tiễn tố tụng vẫn còn nẩy sinh nhiều vướng mắc, bất cập và cũng có những quy định gây nhiều tranh cãi, trong nhận thức và thực tiễn áp dụng pháp luật cần phải được nghiên cứu và thống nhất.
    Từ trước đến nay đã có nhiều bài viết của nhiều tác giả đăng trên các sách, báo pháp lý, Tạp chí chuyên ngành nhưng chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu một số vướng mắc, tồn tại của những quy định cụ thể về vật chứng, chưa có một công trình nào nghiên cứu mang tính khảo luận một cách hệ thống về vật chứng. Với đề tài này, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu những vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn của quy định vật chứng, những mong giúp cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan nâng cao hơn nhận thức các quy định của vật chứng trong luật tố tụng hình sự cũng như nội dung những văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định liên quan đến vật chứng; ngoài ra cũng tìm ra được những vướng mắc trong nhận thức và thực tiễn áp dụng quy định này đồng thời có những kiến nghị xác đáng nhằm hoàn thiện quy định về vật chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam.
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu của chuyên đề
    Nhiệm vụ đặt ra cho chuyên đề này là:
    - Làm sáng tỏ nội dung các quy định về vật chứng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam;
    - Tìm ra những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định về vật chứng, qua đó kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định này, nhằm góp phần nâng cao nhận thức và áp dụng thồng nhất quy định về vật chứng trong thực tiễn tố tụng.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận Biện chứng duy vật.
    - Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp như phân tích, so sánh, tổng hợp, logic.
    4. Cơ cấu chuyên đề:
    Chuyên đề được kết cấu thành ba phần:
    - Phần mở đầu
    - Phần nội dung
    - Phần kết luận - Kiến nghị
    Trong đó phần nội dung gồm 4 chương:
    - Chương I: Khái niệm vật chứng
    - Chương II: Thu thập vật chứng, bảo quản vật chứng
    - Chương III: Xử lý vật chứng
    5. Tài liệu tham khảo (có phụ lục kèm theo)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...