Tiến Sĩ Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2011
    Đề tài: Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa Trang
    Lời cam đoan
    Mục lục . 1
    Quy ước trình bày 3
    Danh mục các bảng và sơ đồ 4
    Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 5
    2. Lịch sử vấn đề . 7
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 12
    4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu . 13
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 14
    6. Cấu trúc của luận án 15
    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN, ĐOẠN VĂN VÀ MẠCH LẠC
    1.1. Văn bản 17
    1.1.1. Vài nét về ngữ pháp văn bản 17
    1.1.2. Khái niệm văn bản 19
    1.1.3. Đặc điểm . 22
    1.2 Đoạn văn trong văn bản 37
    1.2.1. Khái niệm đoạn văn . 38
    1.2.2. Phân loại đoạn văn 39
    1.2.3. Cấu trúc đoạn văn . 41
    1.3. Mạch lạc của văn bản 51
    1.3.1. Mạch lạc và liên kết . 51
    1.3.2 Mạch lạc trong văn bản nói và văn bản viết . 64
    1.3.3. Các cấp mạch lạc . 68
    1.4. Tiểu kết . 74
    Chương 2
    LỖI VỀ MẠCH LẠC
    TRONG BÀI TẬP LÀM VĂN CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG
    2.1. Kết quả khảo sát 77
    2.2. Lỗi về mạch lạc . 82
    2.2.1. Khái niệm 82
    2.2.2 Phân biệt lỗi không mạch lạc và thiếu mạch lạc . 84
    2.3. Một số lỗi diễn đạt thiếu mạch lạc . 89
    2.3.1. Lỗi câu 90
    2.3.2. Lỗi đoạn 109
    2.3.3. Lỗi văn bản . 122
    2.4. Tiểu kết 130

    Chương 3
    CHUẨN MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN TẬP LÀM VĂN
    3.1. Văn bản tập làm văn mạch lạc . 133
    3.1.1. Hình thức một văn bản tập làm văn mạch lạc . 136
    3.1.2. Nội dung một văn bản tập làm văn mạch lạc 139
    3.2. Những quan hệ tạo nên mạch lạc trong bài tập làm văn . 151
    3.3.1 Quan hệ liên kết . 151
    3.2.2. Quan hệ ngữ nghĩa 160
    3.3. Tiểu kết . 181
    Kết luận 183
    Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả 187
    Tài liệu tham khảo . 188
    Phụ lục 194
    - Phiếu nhận xét . 194
    - Thống kê số liệu 195
    - Những ví dụ về câu văn, đoạn văn diễn đạt thiếu mạch lạc 213

    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    1.1. Lý do chọn đề tài
    Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trên thế giới, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu như công trình của W. Dressler (1970), P. Hartmann (1972), G. Kassai (1976), M.A.K. Halliday & Hassan (1976), M. Coulthard (1977). Sau đó, ở Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này của các tác giả như Nguyễn Trọng Báu - Nguyễn Quang Ninh - Trần Ngọc Thêm (1985), Trần Ngọc Thêm (1989, 2000), Diệp Quang Ban (1998, 2002, 2006, 2009), Trịnh Sâm – Nguyễn Nguyên Trứ (1989) v.v. Những thành tựu nghiên cứu về ngữ pháp văn bản đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường nhằm mở rộng và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh, sinh viên.
    Tuy nhiên, phần lớn nội dung dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông, vẫn còn thuộc lĩnh vực từ vựng và ngữ pháp câu. Việc xác định từ đơn, từ ghép; xác định các thành phần câu trong thực hành tiếng Việt, nhất là trong các tác phẩm văn học, vẫn còn những quan điểm chưa thống nhất. N.D. Arutjunova đã rút ra nhận định chung rằng: “Ra khỏi phạm vi của những câu kinh điển, người nghiên cứu rơi vào một đại dương rộng mở và không bờ bến của những câu [ ] rất ít được quy phạm hoá về mặt hình thức” [82, tr. 14]. Và E. Benveniste cũng đã cho rằng câu là sự sáng tạo không cùng và cũng là sự đa dạng không có giới hạn. Vì vậy, những công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt ngày càng nhiều và đạt được những thành tựu không nhỏ.
    Trong thực tế, nhiều trường hợp sử dụng tiếng Việt của học sinh cho thấy việc học sinh viết đúng hay sai ngữ pháp không quan trọng bằng việc diễn đạt rõ ràng, khúc chiết và mạch lạc vì văn chương hay, dù chỉ một đoạn, một câu cũng phải mạch lạc và chặt chẽ. Quan sát đoạn văn sau:
    (1) Điều đáng chú ý là thiên nhiên chuyển biến thật mau lẹ, vũ trụ vận động thật nhanh chóng. (2) Cả vũ trụ bao la từ mặt đất đến bầu trời bỗng rực rỡ tươi sáng. (3) Trong chốc lát màu hồng thay thế cho bóng tối đêm tàn. (4) Để nhấn mạnh sự biến đổi mau chóng và triệt để ấy, Bác đã dùng cụm từ “dĩ thành hồng”, “tảo nhất không”.
    Trong đoạn văn trên, tuy từng câu rất đúng ngữ pháp, nhưng người đọc/ người nghe vẫn cảm nhận rằng chuỗi sự kiện được nêu lên còn rời rạc và lủng củng. Có thể nhận xét rằng sự sắp xếp các câu trong đoạn văn chưa mạch lạc. Nếu chuyển đổi vị trí của các câu, sắp xếp lại theo thứ tự 1, 4, 3, 2 thì nội dung đoạn văn sẽ trở nên rõ ràng, chặt chẽ và mạch lạc hơn.
    Đã nhiều thập kỷ qua, trong nhà trường, từ lớp hai (bậc tiểu học), học sinh đã được rèn luyện viết bài tập làm văn, thế nhưng kết quả đạt được còn rất thấp. Theo một kết quả thống kê, chỉ có khoảng 20% bài viết là diễn đạt rõ ràng và lưu loát; số còn lại, ngoài những lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, bài viết có rất nhiều lỗi về diễn đạt như lủng củng, rời rạc, dài dòng, tối nghĩa, nói chung là thiếu mạch lạc. Những lỗi này chiếm đa số trong bài viết của học sinh và đang gióng lên hồi chuông báo động. Thực trạng trên nếu không sớm được khắc phục sẽ làm hạn chế hiệu quả giao tiếp của tiếng Việt.
    Thật vậy, nhiều công trình nghiên cứu Việt ngữ học đã xác định đơn vị giao tiếp là văn bản và chuỗi câu chỉ trở thành văn bản khi mạch lạc; chuỗi câu càng mạch lạc thì nội dung giao tiếp càng đạt hiệu quả. Song, diễn đạt mạch lạc là gì, như thế nào là diễn đạt thiếu mạch lạc, hiện nay, vẫn còn là một câu hỏi lớn.
    Vì thế cho nên, chúng tôi đã chọn “Những vấn đề về mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học sinh phổ thông” làm đề tài nghiên cứu cho luận án.
    1.2. Mục đích nghiên cứu
    Thực tế cho thấy một trong những yếu tố góp phần quan trọng để giao tiếp thành công chính là sự diễn đạt nội dung một cách khúc chiết và mạch lạc. Vì vậy, hiện nay, mạch lạc (coherence) đang là một đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nhà sư phạm, nhất là các giáo viên ngữ văn, cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Tất cả đều nhằm mục đích là làm sao cho người nói/ người viết diễn đạt được ý một cách mạch lạc.
    Luận án được hình thành không ngoài mục đích chung nêu trên. Chúng tôi cố gắng trình bày một cách cụ thể, chi tiết các vấn đề về mạch lạc; những tiêu chí của một câu văn, đoạn văn và văn bản mạch lạc. Đồng thời, qua kết quả khảo sát ngữ liệu, bước đầu, luận án phác hoạ những yếu tố cơ bản, cần thiết góp phần xây dựng văn bản tập làm văn mạch lạc.
    3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
    Thuật ngữ mạch lạc chỉ mới xuất hiện trong những thập kỷ gần đây, cụ thể là trong giai đoạn thứ hai của việc nghiên cứu văn bản. Rõ ràng, khái niệm mạch lạc văn bản là một vấn đề hoàn toàn không mới nhưng lại rất phức tạp, được đề cập trong những công trình nghiên cứu của A.J. Greimas (1966), T. Todorov (1968), V. Dijk (1973), M.A.K. Halliday và R. Hasan (1976), H.G. Widdowson (1978), D. Beaugrande (1980), G.M. Green (1989), D. Nunan (1993), D. Togeby (1994), G. Brown và G. Yule (Trần Thuần dịch) (2002).
    Cụ thể, tác giả V. Dijk (1973), trong công trình nghiên cứu “Những mô hình của ngữ pháp văn bản” đã đưa ra ví dụ “Chúng ta sẽ có một số khách ăn trưa. Calderon (đã) là một nhà văn lớn Tây Ban Nha.” để lập luận phản bác lại quan điểm cho rằng hai câu đứng gần nhau là có mạch lạc với nhau, ông nhận xét rằng hai câu đứng gần nhau có thể không mạch lạc với nhau. Theo ông, giữa hai câu này không có hiện tượng nhắc lại từ, cũng không cóyếu tố câu này chưa rõ nghĩa đòi hỏi phải giải thích bằng yếu tố khác của câu kia và giữa chúng cũng không dễ dàng gì thiết lập quan hệ nghĩa với nhau. Như vậy, rõ ràng qua nhận xét này, ta có thể hiểu được quan niệm của V. Dijk: mạch lạc ít nhất phải hội tụ đủ ba yếu tố trên (chúng tôi nhấn mạnh). Quan niệm này thực sự có sức thuyết phục.
    Ngữ pháp truyện của T. Todorov (1968), được phát triển lên bởi D. Rumelhart (1975) cùng với các đồng nghiệp của ông là S. Garrod và A. Sanford đều cho rằng tính hợp lý lắng sâu bên trong ngữ pháp truyện là ở chỗ các truyện tuân theo một khuôn hình mềm dẻo nhưng có thể khuôn định trong những quy tắc loại như quy tắc viết lại [6, tr.200]. Và theo các tác giả này, cấu trúc nào của ngữ pháp truyện làm thành được cái khung cho mạch lạc của truyện thì cấu trúc đó đúng (tính đúng ở đây, theo Foucault định nghĩa, là một hệ thống các thủ tục được sắp đặt đối với việc sản sinh, điều chỉnh, phân phối, lưu thông và thao tác trong trình bày).
    Năm 1976, M.A.K. Halliday và R. Hasan với “Liên kết trong tiếng Anh” tuy không nghiên cứu trực tiếp về mạch lạc, nhưng chúng ta có thể hiểu quan niệm về mạch lạc của họ như sau: “ Chất văn bản bao gồm nhiều hơn, không chỉ là sự có mặt của những quan hệ nghĩa thuộc loại mà chúng tôi quy về liên kết – sự phụ thuộc của yếu tố này vào yếu tố khác để giải thích được nó. Nó bao gồm một chừng mực nào đó của mạch lạc trong các ý nghĩa được diễn đạt: không chỉ hoặc không phải chủ yếu là ở NỘI DUNG, mà ở sự lựa chọn TOÀN BỘ từ các nguồn ý nghĩa của ngôn ngữ đó, bao gồm cả các thành tố liên nhân khác nhau, các thức, các tình thái, các độ mạnh và những hình thái khác nữa mà người nói nhồi nhét vào trong tình huống nói”. [116, tr.22]
    Đến năm 1978, H.G. Widdowson với “Dạy tiếng theo giao tiếp” đã phân biệt sự liên kết văn bản với mạch lạc diễn ngôn. Theo tác giả, mạch lạc diễn ngôn biểu hiện trong khả năng dung hợp nhau của các hành động nói. Khả năng này thể hiện qua cấu trúc theo qui ước của tương tác lời nói. Chính cấu trúc này cung cấp lời giải thích cho cách thức mà một số phát ngôn rõ ràng là không nối kết với nhau về mặt hình thức (không có liên kết) lại có thể được giải thuyết trong phạm vi một thể loại tương tác lời nói nào đó, tạo ra chuỗi lời nói mạch lạc. Ông đưa ra ví dụ như:
    A: That’s the telephone. (Có điện thoại)
    B: I’m in the bath. (Anh đang tắm)
    A: OK . (Thôi được)
    Chuỗi lời nói này là diễn ngôn mạch lạc. Còn liên kết văn bản thì được nhận biết trên bề mặt từ ngữ, ngữ pháp và trong sự triển khai mệnh đề một cách logic.
    D. Edmonson (1981) cũng khảo sát vấn đề về cái gì phân biệt văn bản với phi văn bản (tức là, các văn bản mạch lạc với các văn bản không mạch lạc). Ông quả quyết rằng khó mà tạo ra những phi văn bản từ những câu đứng cạnh nhau bởi vì nói chung có thể tạo ra một vài kiểu ngữ cảnh đem lại tính mạch lạc cho bất kỳ tập hợp câu nào. Ông phản đối điều khẳng định của V. Dijk, H.G. Widdowson và đưa ra những ví dụ rất ngắn để cung cấp những văn bản hiểu được khi không có các đánh dấu liên kết.
    Năm 1983, trong tác phẩm “Phân tích diễn ngôn”, G. Brown và G. Yule đã dành hẳn một chương cuối cùng cho “Tính mạch lạc trong việc giải thuyết diễn ngôn”. Trong chương này, tác giả đã trích dẫn quan điểm của Labov (1970) “nhận ra tính mạch lạc và không mạch lạc ở các chuỗi hội thoại không dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa các phát ngôn, mà là giữa các hành động được thực hiện bằng các phát ngôn này”. [22, tr.351]
    Năm 1989, G.M. Green là người xem xét mạch lạc trên cơ sở của nguyên tắc cộng tác do H.P. Grice đề xướng. Ông cho rằng: “Mạch lạc của văn bản không phải là vấn đề của những đặc trưng dành riêng cho văn bản, mà là vấn đề của cái sự thật có thể coi là: việc những người tiếp nhận văn bản có năng lực suy luận bằng mọi cách là việc cần thiết để chắp nối nội dung của các câu cá thể lại với nhau”, và họ chắp nối “bằng cách làm rõ việc suy ra một trình tự thực hiện cái dàn ý được suy ra để đạt đến cái mục tiêu được suy ra”. Đồng thời, G.M. Green thừa nhận có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với mạch lạc. Do vậy, cách tiếp cận của ông đối với mạch lạc có thể gọi là mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    TIẾNG VIỆT
    1. Lê Thái Ất, Kỹ thuật hành văn (Sách Đại học Sư Vạn Hạnh), Sài Gòn.
    2. Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    3. Diệp Quang Ban (1998), Một số vấn đề về câu tồn tại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    4. Diệp Quang Ban (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    5. Diệp Quang Ban (2002), “Ngữ pháp truyện và một vài biểu hiện của tính mạch lạc
    trong truyện”, Ngôn ngữ, số 10, Hà Nội.
    6. Diệp Quang Ban (2002), Giao tiếp-Văn bản- Mạch lạc- Liên kết- Đoạn văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    7. Diệp Quang Ban (2006), Văn bản, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
    8. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Nxb Giáo dục Việt
    Nam, Hà Nội.
    9. Nguyễn Trọng Báu- Nguyễn Quang Ninh- Trần Ngọc Thêm (1985), Ngữ pháp văn
    bản và việc dạy làm văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    10. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    1. Dương Hữu Biên (2000), Giáo trình ngữ nghĩa học tiếng Việt thực hành, Nxb Văn
    hoá Thông tin, Hà Nội.
    1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Tiếng Việt lớp 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Tiếng Việt lớp 11, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Làm văn lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 6, tập 1&2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 7, tập 1&2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 8, tập 1&2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 9, tập 1&2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn10, tập 1&2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 11, tập 1&2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Ngữ văn 12, tập 1&2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    22. Brown G. & Yule G. (2002), Phân tích diễn ngôn (Trần Thuần dịch), Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
    23. Phan Mậu Cảnh (2003), “Bàn thêm về tính lôgic và kết cấu phi lý trong văn bản”,
    Ngôn ngữ & Đời sống, số 8, Hà Nội.
    24. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
    25. Đỗ Hữu Châu (1995), Giản yếu về ngữ dụng học, Nxb Giáo dục và Đại học Huế.
    26. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    27. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    28. Nguyễn Đức Dân (1998), Lô gích và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    29. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    30. Nguyễn Đức Dân (2002), Nỗi oan “Thì, là, mà”, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
    31. Nguyễn Đức Dương (2003), Tìm về linh hồn tiếng Việt, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
    32. Phạm Tất Đắc (1950), Phân tích từ loại, ABC. Hà Nội.
    33. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt: Từ loại, Nxb ĐH Quốc gia, Hà Nội.
    34. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    35. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb. ĐH Quốc gia, Hà Nội.
    36. Halliday M.A.K. (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân dịch), Nxb
    ĐH Quốc gia, Hà Nội.
    37. Hoàng Văn Hành (2002), Sổ tay dùng từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    38. Cao Xuân Hạo (2000), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1, Nxb KHXH, Tp. Hồ Chí Minh.
    39. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt- mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb
    Giáo dục, Hà Nội.
    40. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt- Văn Việt- Người Việt, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
    41. Cao Xuân Hạo, Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân Trang, Trần Thị Tuyết Mai (2002), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, Nxb Khoa học xã hội, Tp. Hồ
    Chí Minh.
    42. Harris Z. (2001), Các phương pháp của ngôn ngữ học cấu trúc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    43. Hà Thúc Hoan (1998), Tiếng Việt thực hành, Nxb Tp.HCM.
    44. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn luyện tư duy sáng tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    45. Trần Hoàng (2001), Tài liệu tham khảo về ngữ pháp tiếng Việt, ĐH Sư phạm Tp. HCM.
    46. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    47. Đinh Trọng Lạc (1997), Phong cách học tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
    48. Nguyễn Lai (1999), Những bài giảng ngôn ngữ học, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
    49. Hồ Lê – Lê Trung Hoa (2002), Sử dụng từ ngữ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    50. Nguyễn Hiến Lê (1998), Luyện văn, Nxb Văn học, Hà Nội.
    51. Nguyễn Hiến Lê – Nguyễn Quyết Thắng (2002), Chúng tôi tập viết tiếng Việt, Nxb Thanh niên, Tp. Hồ Chí Minh.
    52. Lyons J. (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    53. Moskalskaja O.I. (1996), Ngữ pháp văn bản (Trần Ngọc Thêm dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    54. Nguyễn Quang Ninh (1997), 150 bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    55. Nunan D. (1998), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    56. Nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học, tập II, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    57. Hoàng Phê (1989), Logic ngôn ngữ học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    58. Hoàng Phê (1995), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
    59. Hoàng Trọng Phiến (1980) , Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
    60. Nguyễn Phú Phong (2002), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
    61. Nguyễn Thị Quy (1995), Vị từ hành động và các tham tố của nó, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    62. Saussure F. D. (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    63. Trịnh Sâm (2001), Tiêu đề văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    64. Trịnh Sâm, Nguyễn Nguyên Trứ (1989), Dạy và học tiếng Việt lớp 9, ĐH Sư phạm Tp. HCM.
    65. Nguyễn Hữu Tiến (1995), “Mạch lạc và vai trò của các từ ngữ chuyển tiếp chỉ quan hệ so sánh, tuyển chọn trong văn bản”, Ngôn ngữ, số 4, Hà Nội.
    66. Nguyễn Hữu Tiến (1999), “Quan hệ liên câu trong văn bản tiếng Việt”, Ngôn ngữ số 1, Hà Nội.
    67. Hà Huy Thái (2001), Chuẩn mực hoá và công thức hóa cấu trúc câu văn, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
    68. Lê Xuân Thại (1994), Câu chủ vị trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    69. Lê Xuân Thại (1999), Tiếng Việt trong trường học, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
    70. Đào Thản (2001), Một sợi rơm vàng, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
    1. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    2. Nguyễn Thị Việt Thanh (2001), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    73. Lý Toàn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    74. Bùi Khánh Thế (1995), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    75. Trần Ngọc Thêm (1984), Bàn về một đoạn văn như một đơn vị ngôn ngữ, Ngôn ngữ, số 3, Hà Nội.
    76. Trần Ngọc Thêm (1989), “Văn bản như một đơn vị giao tiếp”, Ngôn ngữ, số 1, Hà Nội.
    77. Trần Ngọc Thêm (1989), Văn bản và việc nghiên cứu văn bản tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.
    78. Trần Ngọc Thêm (2000), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    79. Nguyễn Thị Thìn (2003), “Về mạch lạc của văn bản viết”, Ngôn ngữ, số 3, Hà Nội.
    80. Nguyễn Thị Thìn (2001), Câu tiếng Việt và nội dung dạy học câu ở trường phổ thông, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
    81. Nguyễn Minh Thuyết- Nguyễn Văn Hiệp (1999), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
    82. Phạm Văn Tình (2002), Phép tỉnh lược và ngữ cảnh trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt, Nxb Khoa học x hội, Hà Nội.
    83. Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng (2002), Tiếng Việt thực hành, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    84. Nguyễn Đức Tồn (2001), Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường, Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội.
    85. Trung tâm khoa học xã hội (2002), Tiếng Việt trong giao tiếp, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
    86. Nguyễn Nguyên Trứ (1998), Cách viết của Bác Hồ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    87. Hoàng Tuệ (2001), Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb ĐH Quốc gia Tp. HCM.
    88. Hoàng Văn Vân (2002), Ngữ pháp kinh nghiệm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    89. Viện ngôn ngữ học (1995), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
    TIẾNG ANH
    1. Abraham, W. (ed.) (1990), Discourse Particles , John Benjamins Publishing Co.
    2. Arnol, D., Atkinson, M., Durand, J., Grover, C. & Sadler, L.(eds) (1989), Essays on Grammatical Theory and Universal Grammar, Oxford: Clarendon Press.
    3. Austin, J. L. (1962), How to Do Things with Words, Oxford: Clarendon Press.
    4. Ayer, A.J. (1946), Language, Truth and Logic, 2[SUP]nd[/SUP] edn, London: Gollancz.
    5. Beaugrande, R. de. (1980), Text, Discourse and Process: Towards a Multidisciplinary Science of Texts, London: Longman; and Norwood, NJ: Ablex Publishing Corporation.
    6. Beaugrande, R. de & Dressler, W. (1981), Introduction to Text Linguistics, Longman, London.
    7. Black, J. B & Bower, G. H. (1980), Story Understanding as Problem Solving, North Holland Publishing Company.
    8. Blakemore, D. (1987), Semantic Constraints on Relevance, Oxford: Basil Blackwell.
    9. Blakemore, D. (1988), The Organisation of Discourse, In Frederick Newmeyer. (Journal of Pragmatics).
     
Đang tải...