Luận Văn Những vấn đề về lý luận & thực tiễn cơ bản về định hướng XH CN trong lĩnh vực kinh doanh thương mại

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Những vấn đề về lý luận & thực tiễn cơ bản về định hướng XH CN trong lĩnh vực kinh doanh TM của nước ta hiện nay


    MỤC LỤC​



    1. Tính cấp thiết của đề tài.


    Từ năm 1986 Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Đó là quá trình chuyển đổi nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường tuy có sự quản lý của nhà nước XHCN nhưng làm như thế nào để đúng định hướng XHCN, tránh được nguy cơ chệch hướng, đó không phải là vấn đề đơn giản.

    Nền kinh tế quốc dân là tổng thể các bộ phận kinh tế hợp thành, là tổng hợp các hoạt động của các nghành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tín dụng . Định hướng XHCN nền kinh tế phải là tổng hợp định hướng của các bộ phận, các ngành kinh tế trong mối liên hệ với nhau và trên cơ sở của các tiền đề khách quan nhất định về chính trị, văn hoá - tư tưởng .

    Thương mại là bộ phận hợp thành của nền kinh tế, là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Thương mại không những làm cho các bộ phận của nền kinh tế gắn kết với nhau, sản xuất gắn với tiêu dùng, mà thương mại còn góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị trong việc tăng cường củng cố liên minh công - nông - trí thức, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn và nông dân. Đặc biệt, thương mại là phương thức chủ yếu làm cho nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới để phát triển. Như vậy, việc chỉ ra xu hướng vận động, cũng như những nhân tố và giải pháp cơ bản đảm bảo định hướng XHCN của ngành thương mại trong mọi hoạt động của nó, nhất là trong phương thức kinh doanh là quan trọng và cần thiết, vừa đảm bảo mục tiêu định hướng XHCN của cách mạng nói chung, vừa đảm bảo định hướng XHCN của nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường nói riêng, tránh nguy cơ chệch hướng, đảm bảo hoà nhập nhưng không hoà tan.

    Do đó việc hình thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “ Những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về định hướng XHCN trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở nước ta hiện nay ” trở nên cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa thiết thực đối với việc thực hiện mục tiêu chiến lược của cách mạng, cũng như mục tiêu xây dựng và phát triển ngành thương mại ở Việt Nam.


    2. Tình hình nghiên cứu đề tài.


    Định hướng XHCN là vấn đề cơ bản và trọng yếu, có ý nghĩa to lớn cả trên phương diện lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Định hướng XHCN không chỉ là sự khẳng định quyết tâm đi theo con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, mà còn là lập trường nguyên tắc đảm bảo đổi mới thành công. Vấn đề định hướng XHCN được Đảng ta chính thức đưa ra từ đại hội Đảng lần thứ VII theo đường lối đổi mới của đại hội VI, vì vậy về mặt lý luận chung đã được các ban lý luận của Đảng, các nhà khoa học trong cả nước tập trung nghiên cứu. Tại cuộc hội thảo “ Một số vấn đề về định hướng XHCN ở nước ta ” do Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức ngày 26 - 1 - 1996 với sự tham gia của các đồng chí Đặng Xuân Kỳ - GS, Uỷ viên Trung ương Đảng, Viện trưởng viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Nguyễn Duy Quý - GS.TS Uỷ viên Trung ương Đảng, giám đốc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; Vũ Mão, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cùng nhiều giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu lý luận đầu đàn, các cán bộ biên tập Tạp chí Cộng sản. Trong hơn 30 bản tham luận trình bày tại hội thảo (mà một số được in trong Tạp chí Cộng sản từ số 4 đến số 6. 1996) các nhà khoa học đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề. Các tham luận đã quán triệt thêm một bước sáu đặc trưng của CNXH và bảy giải pháp lớn xây dựng xã hội XHCN ở nước ta mà Đại hội VII của Đảng đã nêu lên trong Cương lĩnh chính trị; khẳng định đây là định hướng XHCN rất đúng đắn đã đưa đất nước ta vượt qua khủng hoảng, đi vào thế ổn định và phát triển, thực hiện CNH - HĐH đất nước; phê phán những quan điểm sai trái và xuyên tạc định hướng XHCN. Lý luận về định hướng XHCN ở nước ta ngày càng hoàn chỉnh hơn bởi được kiểm chứng trong thực tế thông qua hoạt động thực tiễn của Đảng và quần chúng cách mạng.

    Song song với hội thảo, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ấn phẩm của các nhà khoa học có tên tuổi trên bình diện lý luận chung về con đường phát triển của nước ta theo định hướng XHCN được xuất bản. Giáo sư Trần Xuân Trường có các tác phẩm: Định hướng XHCN ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận cấp bách do NXB Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1996.

    Từ định hướng chung, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu triển khai trên từng lĩnh vực cụ thể. Trên lĩnh vực kinh tế có tác phẩm “ Xu hướng biến động của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam ” do PGS.PTS Nguyễn Tĩnh Gia chủ biên đã nêu lên sự định hướng và những nhân tố đảm bảo định hướng XHCN của sự phát triển nền kinh tế ở Việt Nam. Ngoài ra còn có một số bài viết nghiên cứu của các nhà khoa học đăng trên Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Thông tin lí luận, Tạp chí nghiên cứu kinh tế .Đặc biệt Hội đồng lý luận Trung ương thời gian qua đã tổ chức bốn cuộc hội thảo và đã đưa ra những kết luận bước đầu về chủ đề “ kinh tế thị trường và định hướng XHCN ”đăng trên Tạp chí Cộng sản số 15,16 - 8/1999.

    Trên lĩnh vực thương mại, đặc biệt trong ngành kinh doanh thương mại có rất ít các công trình nghiên cứu về sự định hướng XHCN quá trình kinh doanh. Giáo sư Hoàng Đạt ở bộ Thương Mại có một số bài viết đăng trong Tạp chí Cộng sản (số 5-3/1996, 10-5/1996) nêu lên những nhận định, đánh giá về thực trạng kinh doanh thương mại ở nước ta trong những năm gần đây theo đường lối đổi mới của Đảng, đề xuất một số kiến nghị cần thực hiện về chủ trương, chính sách, cơ chế . để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Gần đây nhất có tác phẩm “ Đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay ” (NXB Lao Động, HN 2000) của tập thể tác giả ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khoa kinh tế phát triển do tiến sĩ Võ Văn Đức chủ biên. Cuốn sách nêu lên một số những vấn đề lý luận cơ bản về sự tồn tại tất yếu khách quan của các doanh nghiệp thương mại nhà nước, thực trạng hoạt động kinh doanh và một số những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay.

    Nhìn chung, qua những công trình nghiên cứu đã được công bố chúng tôi thấy chưa có một lí luận tổng quát, có hệ thống về sự định hướng XHCN trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, cũng như những phương hướng, biện pháp cơ bản cần phải làm gì, làm như thế nào để thực hiện sự định hướng đó. Do vậy “ những vấn đề lí luận và thực tiễn cơ bản về định hướng XHCN trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở nước ta hiện nay ” là một vấn đề mới mẻ, hấp dẫn và cấp thiết cần phải được nghiên cứu trong chiến lược định hướng XHCN của Đảng và nhân dân ta.


    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.


    Mục đích.


    Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và những quan điểm của Đảng ta, thông qua tổng kết thực trạng kinh doanh thương mại trong thời gian qua ở Việt Nam khái quát thành hệ thống lí luận về kinh doanh thương mại theo định hướng XHCN, từ đó xác định những phương hướng, những nhân tố và giải pháp cơ bản đảm bảo kinh doanh thương mại ở nước ta hiện nay theo định hướng XNCN.

    Nhiệm vụ.

    - Về lí luận: từ lý luận chung về định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ, từ tổng kết, đánh giá thực trạng kinh doanh thương mại theo định hướng XHCN ở nước ta trong thời gian qua mà hình thành nên lý luận về sự định hướng XHCN trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

    - Về thực tiễn: chỉ ra những phương hướng, những nhân tố và biện pháp cơ bản đảm bảo kinh doanh thương mại ở nước ta theo định hướng XHCN.


    4. Phương pháp nghiên cứu.


    - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

    - Phương pháp điều tra, thống kê.

    - Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống.


    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lĩnh vực kinh doanh thương mại trong tất cả các thành phần kinh tế ở Việt Nam.

    Phạm vi nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn đảm bảo kinh doanh thương mại theo đúng định hướng XHCN.


    6. Những vấn đề mới của đề tài.


    - Hình thành một lý luận tương đối hoàn chỉnh, có tính hệ thống về định hướng XHCN trong kinh doanh thương mại.

    - Chỉ ra những phương hướng cơ bản, những nhân tố, biện pháp tác động để đảm bảo kinh doanh thương mại ở nước ta theo định hướng XHCN.


    7. Ý nghĩa của đề tài.


    - Làm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy các môn học Mác - Lê nin và các môn học kinh tế ở trường đại học Thương mại và các trường khối nghành kinh tế.

    - Làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn nghành thương mại của cán bộ các cấp.


    8. Kết cấu của đề tài.


    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài được kết cấu thành ba chương:

    Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về định hướng XHCN nói chung và định hướng XHCN trong kinh doanh thương mại ở nước ta.

    Chương 2. Thực trạng kinh doanh thương mại ở nước ta trong thời gian qua.

    Chương 3. Những phương hướng, giải pháp cơ bản đảm bảo kinh doanh thương mại theo định hướng XHCN ở nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...