Tiểu Luận Những vấn đề về cải cách hành chính quốc gia

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những vấn đề về cải cách hành chính quốc gia
    Những vấn đề về cải cách hành chính quốc gia

    I.Những vẫn đề lý luận về cải cách hành chính quốc gia:

    1.Khái niệm về nền hành chính quốc gia:

    Theo nghĩa thông thường, HC được hiểu:

    1) Hoạt động quản lí chuyên nghiệp của nhà nước đối với xã hội. Hoạt động đó và sự quản lí đó nằm trong phạm vi quyền hành pháp, được thực hiện bởi một bộ máy quan chức chuyên nghiệp. Một mặt nó là một bộ phận của quyền lực chính trị, có mối liên hệ mật thiết với quyền lực chính trị, quyền lập pháp và quyền xét xử phục vụ chính trị; mặt khác nó độc lập tương đối so với các bộ phận đó về tính chất phục vụ lợi ích công cộng.

    2) Tổng thể các cơ quan chấp hành – hành chính của nhà nước bao gồm chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc các bộ và uỷ ban nhân dân các cấp.

    3) Ban giám đốc, ban lãnh đạo các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các xí nghiệp.

    4) Cán bộ (nhân viên) điều hành của cơ quan, tổ chức.

    HC còn được hiểu theo nghĩa hẹp là công tác nghiệp vụ như bảo đảm trật tự an toàn xã hội, hộ tịch, hộ khẩu; các công tác sự vụ bảo đảm hoạt động thường ngày, trật tự, nền nếp chung trong cơ quan tổ chức nào đó.

    HC hiểu theo nghĩa rộng là nền HC nhà nước (hay gọi là nền HC công, nền HC quốc gia – Public Administration), là tổng thể các tổ chức và định chế hoạt động của bộ máy hành pháp, có trách nhiệm quản lí công việc công hàng ngày của nhà nước; do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng các văn bản dưới luật, nhằm thực thi chức năng quản lí của nhà nước, giữ gìn, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân trong quan hệ giữa công dân với nhà nước. Theo ý nghĩa trên, thường gọi nền HC nhà nước là “quyền hành pháp trong hành động”. HC là hành động quản lí thực tiễn, và cũng là khoa học (HC học). Về mặt quản lí, nền HC nhà nước gồm ba bộ phận chính: 1) Thể chế nền HC; 2) Tổ chức bộ máy HC; 3) Nền công vụ. Về mặt khoa học, HC học là khoa học nghiên cứu các quy luật, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành pháp


    2.Bộ máy hành chính:

    Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan được thành lập từ trung ương đến địa phương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và để triển khai thi hành hiến pháp, pháp luật trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ. Các cơ qan trong bộ máy hành chính có mối quan hệ mật thiết với nhau để cùng phối hợp thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước.

    3.Thể chế hành chính:

    Thể chế hành chính là mối quan hệ giữa các cơ quan trong bộ máy hành chính.Các cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước Việt Nam có mối quan hệ một cách hệ thông theo nhiều chiều và chủ yếu là theo nguyên tắc tập quyền.



    4.Thủ tục hành chính:

    Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm trình tự thủ tục, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước.

    TTHC rất đa dạng, nhưng có thể phân thành 2 loại cơ bản:

    1) Những thủ tục tiến hành những công việc thuộc quan hệ nội bộ các cơ quan nhà nước.

    2) Những thủ tục tiến hành những công việc thuộc quan hệ của cơ quan nhà nước đối với công dân và các tổ chức xã hội. Mỗi loại thủ tục bao gồm nhiều thủ tục riêng áp dụng trong từng loại việc, từng lĩnh vực quản lí. TTHC trong quan hệ với công dân gồm có 2 loại quan trọng:

    a) TTHC trong việc các cơ quan nhà nước xét, giải quyết những quyền chủ quan hợp pháp của công dân, trong việc công dân kiện một cơ quan nhà nước.

    b) TTHC trong việc các cơ quan có thẩm quyền xét vấn đề trách nhiệm hành chính và xử phạt các vi phạm của công dân. Còn gọi là thủ tục xử lí vi phạm hành chính, hoặc tố tụng hành chính.

    5.Sự cần thiết của cải cách hành chính:

    Trong nhiều năm nay, để tăng cường năng lực quản lý của nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta chủ trương cải cách hành chính một cách mạnh mẽ, toàn diện.

    Cải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là việc làm không đơn giản, đòi hỏi trong quá trình cải cách hành chính phải tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn chính xác tập trung giải quyết từng bước các vấn đề để tạo sự chuyển biến vững chắc theo chiều sâu.
     
Đang tải...