Thạc Sĩ Những vấn đề sau cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng phát triển
    kinh tế nhiều thành phần với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu, nhằm phát huy mọi
    tiềm lực vật chất và lao động sáng tạo của toàn dân tộc để phát triển đất nước. Trong đó
    kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để
    Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
    Trong những năm qua, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung - bộ
    phận nòng cốt của kinh tế nhà nước đã đóng góp rất lớn trong quá trình xây dựng và
    phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến trình hội
    nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động các DNNN vẫn còn bộc lộ
    nhiều mặt hạn chế, qui mô nhỏ, hiệu quả kém, năng lực cạnh tranh thấp, công nghệ lạc
    hậu, thậm chí một số DNNN còn làm ăn thua lỗ kéo dài Vì vậy, vấn đề cải cách
    DNNN được đặt ra cấp bách. Một trong những giải pháp cải cách mang tính chiến lược
    là chuyển một bộ phận DNNN không cần nắm giữ 100% vốn sang công ty cổ phần.
    Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các DNNN trong
    ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng nói riêng đã trải qua một thời gian và đã thu
    được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề sau cổ phần hóa cần được rút
    kinh nghiệm, cần được giải quyết, để các công ty cổ phần của thành phố Đà Nẵng sau cổ
    phần hoá doanh nghiệp nhà nước có thể phát triển. Đây là những vấn đề không hề đơn giản
    chút nào, thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và không thể
    giải quyết một sớm một chiều mà cần phải đầu tư nghiên cứu.
    Thực tế, đối với thành phố Đà Nẵng năm 1997 sau khi chia tách tỉnh Quảng Nam
    – Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị trực thuộc
    Trung ương, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước mới được Thành ủy, Ủy
    ban nhân dân (UBND) thành phố đặc biệt quan tâm, trong đó trọng tâm là công tác CPH
    các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phố quản lý, trong đó 10 doanh nghiệp thương
    mại sau khi sắp xếp, sáp nhập còn lại 05 doanh nghiệp (DN), đến nay có 04 DN thực hiện
    xong CPH đã đi vào hoạt động, 01 DN đang chuẩn bị CPH. Trong 04 DN sau khi CPH có
    01 DN đang gặp rất nhiều khó khăn có nguy cơ phá sản, lý do phá sản có nhiều nhưng
    chính là do đánh giá tài sản DN không chính xác, gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng
    đến sự phát triển của doanh nghiệp sau CPH và quyền lợi của cổ đông, còn lại 03 DN CPH
    hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) có hiệu quả nhưng cũng gặp khó khăn về nhiều
    mặt cần được quan tâm đề ra các giải pháp để khắc phục.
    Xuất phát từ những lý do trên, tôi xin chọn vấn đề: “Những vấn đề sau cổ phần
    hóa các DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng” để làm đề tài nghiên
    cứu. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm ra các giải pháp nhằm khắc
    phục những tồn tại, vướng mắc của các doanh nghiệp nhà nước sau CPH trong ngành
    thương mại (TM) tại thành phố Đà Nẵng.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Cổ phần hóa DNNN đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu. Đối
    với nước ngoài, vấn đề này chủ yếu tập trung vào việc phân tích sự cần thiết, mục tiêu và
    các biện pháp chuyển đổi sở hữu DNNN nhằm phục vụ chủ trương tổ chức lại nền kinh tế
    quốc gia.
    Đối với Việt Nam chủ trương CPH DNNN đến nay không còn là điều mới mẻ, có
    nhiều công trình nghiên cứu về CPH nói chung và về các giải pháp nhằm thúc đẩy tiến
    trình CPH trên toàn quốc và ở một số địa phương. Ở Viện kinh tế - chính trị, Học viện
    chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có luận văn Thạc sỹ của Đỗ Thị Oanh với đề tài: “Cổ phần
    hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp” Theo đó, tác
    giả xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình CPH và nêu ra các giải pháp
    chung nhất cho cổ phần hoá. Trên Tạp chí Cộng sản số 22/2004 có bài viết của đồng chí
    Lê Hữu Nghĩa Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung
    ương về: CPH DNNN ở Việt Nam hiện nay mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Cộng
    sản số 18/2004 có bài viết của đồng chí Hồ Xuân Hùng Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và
    phát triển doanh nghiệp về: CPH DNNN kết quả, vướng mắc và giải pháp . Các bài viết
    nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn, về mục tiêu của CPH; về kết quả, thuận lợi, khó
    khăn và các giải pháp để tháo gỡ, nhằm rút kinh nghiệm để làm tốt công tác CPH trong
    thời gian đến. Tuy nhiên, còn ít công trình nghiên cứu vấn đề: “Những vấn đề sau CPH
    các DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng” dưới góc độ khoa học
    kinh tế - chính trị. Do đó, đề tài luận văn này vẫn là cần thiết và không trùng lặp với các
    luận văn thạc sỹ kinh tế đã bảo vệ ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    - Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát các DNNN trong ngành thương mại
    ở Đà Nẵng đã cổ phần hoá, tìm ra những vấn đề vướng mắc, tồn tại cần giải quyết. Từ đó
    đề xuất các phương hướng và giải pháp khắc phục.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn tập
    trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:
    + Phân tích thực trạng CPH và hoạt động của các công ty cổ phần từ CPH DNNN
    trong ngành TM của thành phố Đà Nẵng để rút ra những mặt được, tồn tại và vướng mắc
    cần giải quyết.
    + Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại sau cổ phần hóa các DNNN
    trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu các công ty cổ phần từ cổ phần hóa DNNN trong
    ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng dưới góc cạnh những tồn tại, vướng mắc, thành
    công.
    Thời gian: từ năm 1997 đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra luận văn sử dụng phương
    pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chú trọng đến phương pháp phân tích,
    tổng hợp.
    Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, điều tra, tổng kết thực tiễn.
    6. Những đóng góp mới của luận văn
    - Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại, vướng mắc sau cổ
    phần hóa của các DNNN trong ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng.
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan liên
    quan.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
    gồm có 2 chương, 4 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...