Luận Văn Những vấn đề quản lý phát sinh sau khi hợp nhất 03 Ngân hàng SCB, TNB, FCB

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 4/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận file word
    Kèm slide thuyết trình


    PHỤ LỤC
    Lời mở đầu . Page 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO VIỆC NGHIÊN CỨU Page 41.1.Những vấn đề cơ bản về hợp nhất . Page 4
    1.1.1.Khái niệm . Page 4
    1.1.2.Các phương thức thực hiện hợp nhất . Page 5
    1.1.3.Xu hướng hợp nhất trên thế giới . Page 8
    1.1.4.Chủ trương - Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam Page 9
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỢP NHẤT BA NGÂN HÀNG ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM Page 13
    2.1. Giới thiệu 3 NH hợp nhất Page 13
    2.1.1.Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) . Page 13
    2.1.2.Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa . Page 14
    2.1.3.Ngân hàng TMCP Đệ nhất (Ficombank) . Page 15
    2.1.4.Một số chỉ tiêu tài sản/ nguồn vốn của 3 Ngân hàng hợp nhất Page 16
    2.2.Nguyên nhân hợp nhất Page 17
    2.3.Giới thiệu Ngân hàng hợp nhất: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) Page 18
    CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ PHÁT SINH SAU KHI HỢP NHẤT NGÂN HÀNG Page 21
    3.1. Văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu và thị trường . Page 21
    3.2. Vấn đề Người sở hữu và Người đại diện quản lý . Page 21
    3.3. Hệ thống quản lý rủi ro Page 23
    3.3.1Quản lý rủi ro tín dụng . Page 24
    3.3.2Quản lý rủi ro vận hành Page 25
    3.4.Hệ thống công nghệ thông tin Page 29
    3.5.Nhân lực Page 29
    CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ QUẢN LÝ SAU HỢP NHẤT Page 32
    4.1.Giải pháp vĩ mô Page 32
    4.2.Giải pháp vi mô Page 32
    4.2.1.Giải pháp xử lý nợ tồn đọng . Page 33
    4.2.2. Phát triển các nguồn lực cho ngân hàng (nhân lực, công nghệ - thông tin, mạng lưới phân phối) . Page 34
    4.2.3.Giảm thiểu khả năng đổ vỡ của hệ thống bằng cách tăng cường năng lực quản lý điều hành tập trung, thống nhất toàn hệ thống . Page 35


    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn đặc biệt đang xảy ra tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu, nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng ít nhiều. Năm 2011 đã đánh dấu như một kết quả tất yếu của một thời gian dài hệ thống Tài chính Ngân hàng Việt Nam tăng trưởng nóng. Với mức tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng 20%/năm của hệ thống Ngân hàng, sự gia tăng số lượng nhanh chóng của các Ngân hàng trong và ngoài nước, các phòng giao dịch của các ngân hàng giống như sự bùng nổ đến chóng mặt, tiếp theo đó là lãi suất tăng nhanh, lạm phát duy trì ở hai con số, tất cả những điều đó đã đưa đến một hệ quả tất yếu là việc hoạt động không hiệu quả của một số Ngân hàng mà dấu hiệu cho thấy đó là sự thiếu hụt khả năng thanh khoản của một số Ngân hàng nhỏ. Đây là những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến cả một hệ thống tài chính của Việt Nam.
    Đứng trước nguy cơ đó, Đảng và Chính phủ ta đã có những hành động đầu tiên là đã đưa vào nội dung cần thực hiện trong năm 2012 và những năm tiếp theo đó là tái cấu trúc nền kinh tế mà cụ thể là tái cấu trúc lại hệ thống Ngân hàng Thương Mại ở Việt Nam.
    Trên cơ sở nắm bắt được tình hình thực tế cũng như thực hiện chủ trương lãnh đạo của Đảng và Chính Phủ, dưới sự dẫn dắt của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ba Ngân hàng gồm có: Ngân hàng TMCP Đệ Nhất; Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa; Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã tiến hành hợp nhất để vận dụng những thế mạnh sẵn có cùng nhau vượt qua thời điểm được coi là khó khăn như hiện nay đối với hệ thống Ngân hàng.
    Việc hợp nhất của 03 Ngân hàng này là bước mở màn và sẽ rất có ý nghĩa đối với việc tái cấu trúc toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong tương lai.

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO VIỆC NGHIÊN CỨU1.1. Những vấn đề cơ bản về hợp nhất
    1.1.1. Khái niệm
    Trong quản trị công ty có hai điểm mấu chốt nhất là quyền sở hữu và người quản lý thì quyền sở hữu vẫn mang ý nghĩa trọng tâm hơn cả. Mặc dù xu hướng quản trị hiện đại tách biệt quyền sở hữu và quản lý, nhưng thực chất quyền sở hữu có ý nghĩa quyết định trong việc bầu Hội đồng quản trị và qua đó lựa chọn người quản lý, đồng thời quyết định chiến lược phát triển, phương án phân chia lợi nhuận và xử lý tài sản của công ty. Các khái niệm hợp nhất (merger hoặc consolidation) hay sáp nhập (acquisition) đều xoay quanh mối tương quan này.
    Hợp nhất công ty là hai hoặc một số công ty cùng thỏa thuận chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu với nhau để hình thành một công ty hoàn toàn mới, với tên gọi mới (có thể gộp tên của hai công ty cũ) trong khi đó chấm dứt sự tồn tại của các công ty cũ. Ngày 11/02/2011 NHNN đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng như sau: “Hợp nhất tổ chức tín dụng là hình thức hai hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị hợp nhất) hợp nhất thành một tổ chức tín dụng mới (sau đây gọi là tổ chức tín dụng hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín dụng hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các tổ chức tín dụng bị hợp nhất”.
    Cần phân biệt hợp nhất khác với sáp nhập: Sáp nhập là một công ty tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một công ty khác thông qua thâu tóm toàn bộ hoặc một tỷ lệ số lượng cổ phần hoặc tài sản của công ty mục tiêu đủ để có thể khống chế toàn bộ các quyết định của công ty đó. Tỷ lệ này có thể khác nhau theo quy định cụ thể trong Luật Công ty của từng nước. Ví dụ ở Việt Nam tỷ lệ này là 75%, trong trường hợp Điều lệ công ty mục tiêu quy định mức thấp hơn (tối thiểu là 65%) thì áp dụng mức đó. Sau khi kết thúc chuyển nhượng, công ty mục tiêu sẽ chấm dứt hoạt động (bị sáp nhập) hoặc trở thành một công ty con của công ty thâu tóm. Thương hiệu của công ty mục tiêu nếu được đánh giá là vẫn còn giá trị để duy trì thị phần sản phẩm thì có thể được giữ lại như một thương hiệu độc lập (trường hợp BP mua Castrol), hoặc được gộp lại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...