Tiểu Luận Những vấn đề pháp lý về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện cải cách kinh tế ở

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận án tiến sĩ
    Đề tài: Những vấn đề pháp lý về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện cải cách kinh tế ở nước ta hiện nay


    Abstract. Nghiên cứu và phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp
    nhà nước, phân biệt doanh nghiệp nhà nước với các loại hình doanh nghiệp thuộc
    các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để có cách hiểu đúng về
    loại hình doanh nghiệp này từ góc độ pháp lý. Nghiên cứu quá trình hình thành và
    phát triển quan niệm pháp lý về doanh nghiệp nhà nước cũng như sức ép phải thay
    đổi các quan niệm này. Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật và thực
    hiện pháp luật về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong gần
    hai thập kỷ qua. Đề ra những phương hướng đổi mới, các giải pháp cụ thể và một số
    kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh
    nghiệp nhà nước trong thời gian tới như: Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đổi mới,
    phát triển và quản lý doanh nghiệp nhà nước; đổi mới phương thức quản lý nhằm
    nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với doang nghiệp nhà
    nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng trong quá
    trình đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước; tăng cường giám sát và đánh giá
    hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; phát huy vai trò của các tổ chức
    chính trị, chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp nhà nước sau đổi mới, phát triển;
    định hướng đúng đắn trong việc phát triển các tập đoàn kinh tế


    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phát triển nền kinh tế đa thành phần, trong
    đó kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo và trở thành công cụ để Nhà nước định hướng và điều
    tiết nền kinh tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua nhiều về số lượng
    nhưng kém về hiệu quả; nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài.
    Vì vậy, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước là một đòi hỏi khách quan, một chủ
    trương cấp thiết đã được đẩy mạnh trên thực tế. Nhờ đó, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã
    giảm đáng kể, nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả đã được loại bỏ, hiệu quả trong
    hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện, cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh của
    doanh nghiệp được đổi mới, doanh nghiệp nhà nước bước đầu thích nghi với môi trường cạnh
    tranh.
    Tuy nhiên, việc đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế. Các
    doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa chủ yếu vẫn có quy mô vừa và nhỏ. Tổng số vốn
    nhà nước theo sổ sách kế toán của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa mới chỉ chiếm
    18,25% toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp
    nhà nước chưa được tiến hành đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, như các tổng công ty
    nhà nước; việc sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực tài chính,
    ngân hàng, bảo hiểm được tiến hành rất chậm. Việc thành lập các tổng công ty, tập đoàn kinh
    tế được tiến hành theo cách thức cơ học, mệnh lệnh hành chính mà không dựa trên các quy
    luật kinh tế nên không có sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên. Hiệu quả hoạt động của
    các doanh nghiệp nhà nước chưa cao và chưa bền vững; cơ chế quản lý nhà nước đối với
    doanh nghiệp và cơ chế quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chưa phù hợp với nền kinh tế
    thị trường; cơ chế Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản can thiệp quá sâu vào
    hoạt động của doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tồn tại, trong nhiều lĩnh vực vẫn còn phổ biến.
    Mặc dù việc đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những kết quả nhất
    định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, như: Tỷ trọng vốn đã được cổ phần hóa thấp, chỉ bằng
    khoảng 18,25 % tổng số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước; việc sắp xếp, cổ phần
    hóa doanh nghiệp nhà nước tiến hành khá chậm, mới chỉ bước đầu tiến hành đối với các
    doanh nghiệp có quy mô lớn; việc thành lập các tập đoàn kinh tế được tiến hành chậm; hiệu
    quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa cao và bền vững; cơ chế quản lý nhà
    nước đối với doanh nghiệp và cơ chế quản lý kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả chưa
    cao.
    Những hạn chế này cho thấy Việt Nam chưa có một cách tiếp cận khoa học về doanh
    nghiệp nhà nước và các vấn đề pháp lý cần đặt ra khi đổi mới, phát triển loại hình doanh
    nghiệp này, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập WTO. Việc nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài
    "Những vấn đề pháp lý về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện cải
    cách kinh tế ở nước ta hiện nay" do đó, mang tính cấp thiết, góp phần giải quyết những vấn
    đề về lý luận, pháp lý và thực tiễn để đẩy nhanh quá trình đổi mới, phát triển doanh nghiệp
    nhà nước ở Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cải cách doanh nghiệp nhà nước từ giác độ kinh tế
    và pháp luật, được thể hiện ở nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau, như: "Đổi mới doanh
    nghiệp nhà nước ở Việt Nam" do Võ Đại Lược chủ biên, ấn hành năm 1997, Nxb Khoa học -Xã hội; "Cổ phần hóa và quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa " do Lê Văn Tâm
    chủ biên, ấn hành năm 2004 tại Nxb Chính trị quốc gia; "Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
    nước - những vấn đề lý luận và thực tiễn" do Lê Hồng Hạnh chủ biên được Nxb Chính trị
    quốc gia, ấn hành năm 2004; "Chuyên khảo Luật kinh tế" của Phạm Duy Nghĩa ấn hành năm
    2004 tại Nxb Đại học quốc gia .
    Ở góc độ nghiên cứu có tính quốc tế cũng đã có nhiều công trình đề cập đến cải cách
    doanh nghiệp nhà nước, như: "Chính sách phát triển kinh tế - kinh nghiệm và bài học của
    Trung Quốc" tập I, II và III, tài liệu nghiên cứu của UNDP và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh
    tế Trung ương; "Diễn đàn cải cách kinh tế Việt Nam - Trung Quốc", ngày 13,14-5-2004 tại
    Hà Nội của CIEM, CIRD và UNDP. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã có
    những nghiên cứu và hướng dẫn về cải cách doanh nghiệp nhà nước, được công bố rải rác từ
    những năm 2000 đến 2007.
    Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập nhiều khía cạnh và ở các mức độ khác nhau
    về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu tập
    trung, đầy đủ về vấn đề đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước.
    3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
    Luận án có mục đích nghiên cứu các quan niệm và hình thức thể hiện về pháp lý của
    doanh nghiệp nhà nước, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
    theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam, những cải cách pháp lý nhằm đổi mới, phát triển doanh
    nghiệp nhà nước trong điều kiện cải cách nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất
    phương hướng và giải pháp tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước
    trong thời gian tới.
    Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích những vấn đề lý luận pháp lý cơ bản về
    doanh nghiệp nhà nước, từ các khái niệm và đặc điểm pháp lý, phân biệt doanh nghiệp nhà
    nước và các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền
    kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam để có cách hiểu thống nhất về loại
    hình doanh nghiệp này từ góc độ pháp lý; nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển tư
    duy pháp lý về doanh nghiệp nhà nước cũng như sức ép phải thay đổi các quan niệm và tư
    duy này; nghiên cứu, đánh giá thực trạng những vấn đề pháp lý chủ yếu về đổi mới, phát triển
    doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong gần hai thập kỷ qua; đề ra những định hướng và
    giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà
    nước trong thời gian tới.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án này chỉ nghiên cứu những vấn đề pháp lý về doanh nghiệp nhà nước có liên
    quan tới quan niệm về doanh nghiệp nhà nước, các đặc trưng của doanh nghiệp nhà nước và
    những khía cạnh pháp lý cơ bản khi tiến hành đổi mới, phát triển chúng trong hoàn cảnh Việt
    Nam. Luận án cũng tập trung vào những vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến các giải pháp
    đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước hiện nay, qua đó làm nổi bật yêu cầu và đề xuất
    những giải pháp để tiếp tục sự nghiệp này trong thời gian tới.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận của triết học Mác - Lênin về duy vật
    biện chứng và duy vật lịch sử; trên cơ sở đường lối và chủ trương của Đảng về đổi mới nền
    kinh tế đất nước, về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt
    là chủ trương đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
    Luận án được thực hiện dựa trên sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu, như: phương
    pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp so sánh, đặc biệt là
    so sánh luật học để giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra.
    6. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
    Luận án là công trình chuyên sâu nghiên cứu về những vấn đề pháp lý liên quan đến quan
    niệm về doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là khái niệm, phân loại và vai trò của doanh nghiệp
    nhà nước ở Việt Nam; làm rõ yêu cầu đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước trong
    điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay; phân tích và làm rõ khía cạnh
    pháp lý về đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước, đánh giá thực trạng pháp luật cũng
    như kết quả của quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong thời gian qua; đưa
    ra một số đề xuất về giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới và nâng cao hiệu
    quả của doanh nghiệp nhà nước, đồng thời góp phần hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp
    nhà nói chung để các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
    tế khác được tồn tại và hoạt động trong cùng một môi trường luật pháp thống nhất.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có cấu
    trúc 3 chương, 9 tiết.
    NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
    Chương 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI,
    PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
    1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhà nước
    1.1.1. Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước
    1.1.1.1. Quan niệm chung của các quốc gia về doanh nghiệp nhà nước
    Doanh nghiệp nhà nước là một loại hình doanh nghiệp tồn tại phổ biến ở hầu hết các nước
    trên thế giới thuộc những mô hình kinh tế khác nhau. Quan niệm về doanh nghiệp nhà nước ở các
    nước trên thế giới không hoàn toàn giống nhau và khái niệm này cũng có sự thay đổi theo thời
    gian.
    Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), thì doanh nghiệp nhà
    nước là các tổ chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước hoặc do nhà nước kiểm soát, có thu nhập
    chủ yếu từ sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ
    1.1.1.2. Quan niệm của Việt Nam về doanh nghiệp nhà nước
    Ở nước ta, quan niệm về doanh nghiệp nhà nước cũng được hình thành, thay đổi nhiều
    lần, cho tới nay, doanh nghiệp nhà nước được xác định là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu
    toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty
    nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
    1.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong các nền kinh tế
    1.1.2.1. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong kinh tế kế hoạch hóa tập trung
    Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung có vai trò có vị trí, vai
    trò đặc biệt quan trọng, là công cụ thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung; có nhiệm
    vụ cung cấp phần lớn sản phẩm, dịch vụ cho xã hội; có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và vai trò
    tạo giá trị thặng dư; có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội
    khác.
    1.1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong kinh tế thị trường
    Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, doanh nghiệp nhà nước ở các nước tư bản được nhà
    nước đầu tư mạnh mẽ để xác định các ngành công nghiệp có tính nền tảng, mũi nhọn của nền
    kinh tế hoặc những lĩnh vực công nghiệp mà ít tiềm năng, nhiều rủi ro nên tư nhân không đầu tư.
    Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo
    dài nên hệ thống các doanh nghiệp nhà nước bị thu hẹp đáng kể.
    1.1.3. Đặc điểm và phân loại doanh nghiệp nhà nước
    1.1.3.1. Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp nhà nước
    Ở các nước kém phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam, doanh nghiệp nhà
    nước cói mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ
    chính trị - xã hội của nhà nước. Ở các nước phát triển, doanh nghiệp nhà nước chỉ được coi là
    tổ chức kinh tế có chức năng thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của nhà nước. Với
    những nét đặc thù được mang lại từ hệ thống pháp luật đang trong quá trình chuyển đổi,
    doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có một số đặc điểm riêng biệt.
    1.1.3.2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước.
    Trên thế giới, doanh nghiệp nhà nước được phân chia thành nhiều loại, dựa trên những
    tiêu chí khác nhau, như: Căn cứ vào địa vị pháp lý, được chia thành doanh nghiệp có tư cách
    pháp nhân độc lập và doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, không có đủ tư cách pháp nhân độc
    lập; căn cứ vào mối quan hệ hành chính giữa doanh nghiệp nhà nước với cơ quan chủ quản,
    được chia thành doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp địa phương Ở Việt Nam, doanh
    nghiệp nhà nước được chia thành công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty cổ
    phần có từ hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và
    công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên.
    1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước
    1.2.1. Vấn đề đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước ở một số nước trên thế giới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...