Luận Văn Những vấn đề pháp lý về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện cải cách kinh tế ở

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Với định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phát triển nền kinh tế đa
    thành phần, trong đó kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo và trở thành
    công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế. Tuy nhiên,
    doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua nhiều về số lượng nhưng
    kém về hiệu quả; nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài.
    Vì vậy, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước là một đòi hỏi
    khách quan, một chủ trương cấp thiết đã được đẩy mạnh trên thực tế. Nhờ
    đó, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm đáng kể, nhiều doanh
    nghiệp hoạt động kém hiệu quả đã được loại bỏ, hiệu quả trong hoạt động
    của doanh nghiệp được cải thiện, cơ chế quản lý và hoạt động kinh doanh
    của doanh nghiệp được đổi mới, doanh nghiệp nhà nước bước đầu thích
    nghi với môi trường cạnh tranh.
    Tuy nhiên, việc đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước vẫn còn
    nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa chủ yếu vẫn
    có quy mô vừa và nhỏ. Tổng số vốn nhà nước theo sổ sách kế toán của
    các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa mới chỉ chiếm 18,25% toàn bộ
    vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước. Việc cổ phần hóa doanh
    nghiệp nhà nước chưa được tiến hành đối với các doanh nghiệp có quy
    mô lớn, như các tổng công ty nhà nước; việc sắp xếp, cổ phần hóa doanh
    nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm được
    tiến hành rất chậm. Việc thành lập các tổng công ty, tập đoàn kinh tế
    được tiến hành theo cách thức cơ học, mệnh lệnh hành chính mà không
    dựa trên các quy luật kinh tế nên không có sự gắn kết chặt chẽ giữa các
    thành viên. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chưa cao
    và chưa bền vững; cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và cơ
    chế quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chưa phù hợp với nền kinh tế
    thị trường; cơ chế Bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan chủ quản can
    thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tồn tại,
    trong nhiều lĩnh vực vẫn còn phổ biến.
    Mặc dù việc đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước đã đạt được
    những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, như: Tỷ trọng vốn
    đã được cổ phần hóa thấp, chỉ bằng khoảng 18,25 % tổng số vốn nhà
    nước tại các doanh nghiệp nhà nước; việc sắp xếp, cổ phần hóa doanh
    nghiệp nhà nước tiến hành khá chậm, mới chỉ bước đầu tiến hành đối với
    các doanh nghiệp có quy mô lớn; việc thành lập các tập đoàn kinh tế được
    tiến hành chậm; hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước
    chưa cao và bền vững; cơ chế quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và
    cơ chế quản lý kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả chưa cao.
    Những hạn chế này cho thấy Việt Nam chưa có một cách tiếp cận
    khoa học về doanh nghiệp nhà nước và các vấn đề pháp lý cần đặt ra khi
    đổi mới, phát triển loại hình doanh nghiệp này, đặc biệt trong bối cảnh
    hội nhập WTO. Việc nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Những vấn đề
    pháp lý về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện cải
    cách kinh tế ở nước ta hiện nay" do đó, mang tính cấp thiết, góp phần giải
    quyết những vấn đề về lý luận, pháp lý và thực tiễn để đẩy nhanh quá
    trình đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cải cách doanh nghiệp nhà
    nước từ giác độ kinh tế và pháp luật, được thể hiện ở nhiều cấp độ nghiên
    cứu khác nhau, như: "Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam" do
    Võ Đại Lược chủ biên, ấn hành năm 1997, Nxb Khoa học - Xã hội; "Cổ
    phần hóa và quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa " do Lê
    Văn Tâm chủ biên, ấn hành năm 2004 tại Nxb Chính trị quốc gia; "Cổ
    phần hóa doanh nghiệp nhà nước - những vấn đề lý luận và thực tiễn" do
    Lê Hồng Hạnh chủ biên được Nxb Chính trị quốc gia, ấn hành năm 2004;
    "Chuyên khảo Luật kinh tế" của Phạm Duy Nghĩa ấn hành năm 2004 tại
    Nxb Đại học quốc gia .
    3 4
    ở góc độ nghiên cứu có tính quốc tế cũng đã có nhiều công trình đề
    cập đến cải cách doanh nghiệp nhà nước, như: "Chính sách phát triển
    kinh tế - kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc" tập I, II và III, tài liệu
    nghiên cứu của UNDP và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương;
    "Diễn đàn cải cách kinh tế Việt Nam - Trung Quốc", ngày 13,14-5-2004
    tại Hà Nội của CIEM, CIRD và UNDP. Tổ chức hợp tác và phát triển
    kinh tế (OECD) đã có những nghiên cứu và hướng dẫn về cải cách doanh
    nghiệp nhà nước, được công bố rải rác từ những năm 2000 đến 2007.
    Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập nhiều khía cạnh và ở
    các mức độ khác nhau về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước
    nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung, đầy đủ về vấn đề đổi
    mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...