Tiểu Luận Những vấn đề môi truờng cần ưu tiên giải quyết ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục trang
    I. lời nói đầu 3
    II.Tổng quan về môi trường .4
    III.Những vấn đề môi truờng cần ưu tiên giải quyết ở Việt Nam
    1.Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước, và trong thực
    tế tai hoạ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng, mất
    rừng là một thảm hoạ quốc gia. .5
    2.Sự suy thoái nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo
    đầu người, việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp
    diễn .6
    2.1 Sự suy thoái của chất lượng đất 6
    2.2 Diện tích đất canh tác theo đầu người 7
    2.3 Sử dụng tài nguyên đất .7
    3. Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ đã bị
    suy giảm đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ .7
    3.1 Ảnh hưởng của khai thác dầu mỏ .7
    3.2 Tài nguyên sinh vật biển suy giảm đáng kể 8
    3.3 Ô nhiễm môi trường biển 8
    4. Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ
    sinh thái v.v . đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến sự cạn kiệt và làm
    nghèo tài nguyên thiên nhiên 8
    4.1 Tài nguyên khoáng sản .8
    4.2 Tài nguyên nước .9
    4.3 Hệ sinh thái: 9
    5. Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất
    đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về
    vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn 10
    5.1 Ô nhiễm môi trường nước .10
    5.2 Ô nhiễm không khí .11
    5.3 Vệ sinh môi trường ở các khu vưc thành thị và nông thôn .12
    6. Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc hại đã và đang gây
    ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và con
    người Việt Nam .13
    7. Việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự phân bố không đồng đều và
    không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài
    nguyên là những vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ dân số và môi trường .15
    8. Thiếu nhiều cơ sở vật chất, kỹ thuật, cán bộ, luật pháp để giải quyết các
    vấn đề môi trường, yêu cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi
    trường ngày một lớn và phức tạp 18
    IV. Kết
    luận .19
    Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 2
    Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------
    I. Lời nói đầu
    Một thiên niên kỷ mới bắt đầu sẽ chứng kiến nhiều biến động dữ dội, mang
    tính chất toàn cầu mà các điều kiện và tiền đề đã được chuẩn bị từ những năm cuối
    của thiên niên kỷ trước đó. Đó là những biến đổi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế,
    chính trị, văn hoá, khoa học, môi trường sống Những biến đổi này vừa tạo ra
    những cơ hội thuận lợi nhưng cũng vừa đặt ra những thách thức to lớn về nhiều mặt
    cho tất cả các nước.
    Trong phạm vi bài này,chúng tôi chỉ nói đến một thách thức to lớn – đó là
    khủng sinh thái trên phạm vi toàn cầu.
    Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với
    nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự tương
    tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định.
    Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm
    trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên.
    Hoạt động của con người và xã hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ
    thống. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên
    nhiên. Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên.
    Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời nào đó, cũng có thể là do sự hoạch định
    thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy sinh tình trạng vô tình
    hoặc cố ý không tính đến tương lai của chính mình. Người ta khai thác tài nguyên
    thiên nhiên một cách tối đa, vay mượn cả tài nguyên của các thế hệ tương lai, bất
    chấp quy luật tự nhiên và đạo lý xã hội, gạt sang một bên những bài toán về môi sinh
    và những lợi ích chính đáng của thế hệ sau. Đầu tư nhằm vào những lĩnh vực sinh lợi
    nhanh được kêu gọi một cách ồ ạt, đẩy trách nhiệm trả nợ cho thế hệ kế tiếp.
    Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức, gây nên tình trạng phát triển thiếu
    cân đối hoặc phát triển theo kiểu “bong bóng xà phòng”. Vô tình hay hữu ý, con
    người càng phá huỷ môi trường sống của chính mình một cách nghiêm trọng.
    Nhóm sv thực hiện lớp 58CĐT2 3
    Báo cáo bảo vệ môi trường GVHD: Phạm Trường Giang
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------
    II. Tổng quan về môi trường.
    1.khái niệm chung.
    Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
    có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
    môi trường gồm 3 thực thể liên hệ chặt chẽ với nhau: Môi trường tự nhiên, môi
    trường xã hội và môi trường nhân tạo.
    - Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh
    học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu sự tác động của
    con người, đó là: ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển, không khí, động thực vật, đất,
    nước .
    - Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ người với người, đó là: Những luật
    lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định . ở các cấp khác nhau như: Liên hiệp quốc,
    Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, làng xã, cơ quan, họ tộc, gia đình, các tổ
    chức tôn giáo, đoàn thể .
    Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
    định. tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của
    con người khác với các sinh vật khác.
    - Môi trường nhân tạo: Bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con
    người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Các hoạt động này thường được
    nhóm họp thành các hợp phần sau: Sử dụng đất ( đất ở và các mục đích thương mại,
    cơ quan, công nghiệp ) quy hoạch lãnh thổ nông nghiệp, lâm nghiệp, hoạt động du
    lịch giải trí, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng, âm thanh, phong cảnh, khảo cổ, di
    sản .
    Ba loại môi trường trên tồn tại cùng nhau, xen lẫn vào nhau và tương tác chặt chẽ
    với nhau.
    Ơ đây chúng ta tập trung xem xét chủ yếu đến những vấn đề và tầm quan trọng của
    môi trường tự nhiên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...