Tiểu Luận Những vấn đề mới của sự nghiệp thư viện thế giới nửa cuối thế kỷ XX

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Những vấn đề mới của sự nghiệp thư viện thế giới nửa cuối thế kỷ XX



    MỤC LỤC​

    Sự nghiệp thư viện thế giới có lịch sử phát triển lâu dài. Trải qua những năm tháng cùng với bao thăng trầm Sự nghiệp thư viện thế giới không ngừng phát triển với những bước tiến và những thành tựu đáng kể đã và đang phục vụ cho sự phát triển của các quốc gia trên cơ sở các thông tin phục vụ sự phát triển của mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đặc biệt vai trò của thư viện trong những năm cuối thế kỷ XX. Trong giai đoạn đó sự nghiệp thư viện thế giới đã có rất nhiều đổi mới, vấn đề mới, sự kiện mới xảy ra.


    Thuật ngữ thư viện xuất phát từ chữ Hy Lạp “Bibliotheca”. Trong đó “biblio” nghĩa là “sách”, “theca” có nghĩa là “bảo quản”, hiểu theo nghĩa đen thư viện là nơi bảo quản sách, là nơi tàng trữ sách báo. Người Trung Hoa cổ cho rằng “thư” là “sách”, “viện” là “nơi tàng trữ”.


    Trong thời đại mới, thư viện vẫn luôn luôn được coi là toà lâu đài trí tuệ của nhân loại, nơi lưu trữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của loài người, là một bộ phận của nền văn hoá và mang thêm sắc thái mới là trung tâm thông tin, là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống thông tin tư liệu của các nước, là nơi thu thập và thoả mãn nhu cầu thông tin cho quảng đại quần chúng.Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) định nghĩa: thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác kể cả đồ hoạ, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí.


    Trong năm 1957 đã thành lập ủy ban thường trực mới do T.P. Xevensmơ (Hà Lan) làm chủ tịch. Có 40 người tham gia vào cuộc đầu tiên của nó. Đã quyết định khôi phục lại công trình nghiên cứu trong lĩnh vực đào tạo và trao đổi quốc tế các cán bộ thư viện. Một trong những vấn đề mà ủy ban chú ý đến là uy tín thấp của nghề thư viện ở nhiều nước và hậu quả của nó là lương thấp. Hội nghị cũng đã nhấn mạnh rằng các cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn cap thường xuyên phải thực hiện công tác kỹ thuật do thiếu các nhân viên thư viện và nhân viên văn phòng. E.Egger đã trình bày một báo cáo chi tiết được công bố với tư cách như là bản phụ trương cho các tài liệu của khóa họp lần thứ 24 Hội đồng IFLA (Vacsava, 1959). Ông đã cố bắng xác định việc đào tạo cán bộ thư viện ở các nước khác nhau tiến hành như thế nào và bằng cách gì nó gây được ảnh hưởng lên việc tuyển dụng vào biên chế của thư viện. Các câu hỏi mà ông đặt ra đụng chạm đến cấu trúc thang bậc của các thư viện, khả năng và các điểm ưu việt của việc tổ chức công tác thư viện theo 3 cấp. Trong phần đề cập đến việc đào tạo cán bộ thư viện ở nước ngoài có một bảng mà trong đó đưa ra những thông tin về hiện trạng công việc ở 14 nước, trong đó có các nước Châu Âu và nước Mỹ, ở đó có sinh viên nước ngoài học tập cũng như về 30 nhà chuyên môn đã qua các khóa học ở nước ngoài. Sau khi thông qua báo cáo này. Hội đồng IFLA được ủy quyền tác động tới việc trao đổi cán bộ thư viện. Một ý tưởng về đào tạo các nhà chuyên môn ở một số cấp độ đã nhận được sự ủng hộ, điều đó cho phép phân bổ có hiệu quả hơn trách nhiệm giữa các nhân viên và cải thiện tình hình của họ.


    Vào đầu những năm 1960 tại các kỳ họp của ủy ban người ta đã thảo luận một số bài báo được công bố trong “Libri” và các tạp chi khi trong đó phân tich các vấn đề của đào tạo thư viện ở các nước khác nhau. Ủy ban cũng đã được đề nghị tiếp tục công trình nghiên cứu. UNESCO đã ủy quyền cho IFLA và F chuẩn bị “Tổng quan khoa học về sự hình thành quy chế nghề nghiệp của cán bộ thư viện trong thư viện khoa học và của cán bộ tư liệu”. Theo kết quả phân tích mà một lần nữa do E.E. gger tiến hành, người ta đã công bố bản tổng quan như là phụ trương cho các tài liệu của khóa học lần thứ 27 của Hội Đồng ìLA (Edin-buốc, 1961). Công trình nghiên cứu trước đó của cả ban đã trở thành cơ sở của bản tổng quan này. Tuy nhiên, bản tổng quan hơn rộng hơn công trình nghiên cứu nhiều, mặc dù nó cũng có bao quát các thư viện khoa học. Các bản ankét được gửi tới Brzin, Hà Lan, Peru, Hà Lan, Liên Xô, Mhx, Uragoa, Pháp, Tây Đức và đã nhận được câu trả lời từ tất cả các nước đó trừ Uragoay. Các câu hỏi của bản ankét đã đề cập đến các điều kiện tuyển sinh vào các trường thư viện, tổ chức các trường thư viện, có dạng khác của đào tạo cán bộ thư viện, các chương trình các khóa học, sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác cũng như là địa vị xã hội và sự tuyển chọn của cán bộ thư viện. Tuy nhiên, bản tổng quan không cho phép đưa ra những kết luận cụ thể, và sau khi có một cố gắng bất thành nữa trong việc thu nhận thông tin từ các nước không được đưa vào diện nghiên cứu thì ủy ban đã đi đến kết luận rằng do có sự đa dạng trong các hệ thống quốc gia đào tạo cán bộ thư viện nên không thể thu nhận được các thông tin cần thiết nhờ bảng ankét. Vì vậy, người ta đã đưa ra khuyến nghị là triệu tập vào năm 1946 một hội nghị các chuyên gia để xem xét những vấn đề đào tạo chuyên môn của cán bộ thư viện thuộc các loại hình và những người trợ lý (cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn thấp - ND của họ).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...