Luận Văn Những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
    1. Nền kinh tế thị trường là gì?
    - Nền kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế mà trong đó hầu hết các quan hệ kinh tế được thực hiện dưới hình thái hàng hoá và dịch vụ, với nhiều thành phần tham gia, vận động theo cơ chế thị trường.
    - Như vậy, nền kinh tế thị trường là một mô hình kinh tế mà các thành phần của thị trường có mối quan hệ thông qua hàng hoá, dịch vụ và thông qua các hoạt động trao đổi. Tất cả các quan hệ đó được điều tiết bằng một cơ chế tự điều tiết của thị trường do sự tác động của các quy luật vốn có của nó. Nói một cách cụ thể hơn về cơ chế tự điều tiết của thị trường đó là một hệ thống hữu cơ của sự thích ưngs với nhau, tự điều tiết lẫn nhau của các yếu tố giá cả, cung-cầu, cạnh tranh .trực tiếp phát huy trên thị trường để điều tiết.
    Thực khó có thể đánh giá đầy đủ những ưu điểm & khuyết tật của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, cơ chế thị trường có những ưu điểm nổi bật sau:
    - Cơ chế thị trường kích thích hoạt động của các chủ thể kinh tế & tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của họ. Do đó làm cho nền kinh tế phát triển năng động, huy động được các nguồn lực của xã hội vào phát triển kinh tế, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội.
    -Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự thích ứng tự phát giữa khối lượng & cơ cấu nhu cầu của xã hội, nhờ đó có thể thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân & cho sản xuất.
    - Cơ chế thị trường mềm dẻo & có khả năng thích nghi cao hơn khi những điều kiện kinh tế thay đổi.
    Chính vì vậy, cơ chế thị trường giải quyết được những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. Song cơ chế thị trường không phải là hiện thân của sự hoàn hảo. Nó còn có cả những những khuyết tật, đặc biệt về mặt xã hội. Có thể chỉ ra một số khuyết tật dưới đây của cơ chế thị trường:
    - Hiệu lực của cơ chế thị trường phụ thuộc vào mức độ hoàn hảo của cạnh tranh. Một nền kinh tế được thúc đẩy bởi cạnh tranh hoàn hảo sẽ dẫn tới phân bố & sử dụng có hiệu quả nhất đầu vào & đầu ra của sản xuất. Cạnh tranh không hoàn hảo thì hiệu lực của cơ chế thị trường càng giảm.
    -Trong cơ chế thị trường, mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận tối đa. Vì vậy, họ có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, gây ô nhiễm môi trường sống của con người mà xã hội phải gánh chịu.
    - Sự tác động của cơ chế thị trường đưa đến sự phân hoá giàu nghèo, tác động xấu đến đạo đức & tình người.
    - Một nền kinh tế do cơ chế thị trường điều tiết khó tránh khỏi những thăng trầm, khủng hoảng kinh tế có tính chu kỳ.
    2. Tính quy luật của sự hình thành nền kinh tế thị trường:
    - phát triển là một sự thay đổi về chất, như vậy trước đó chúng ta phải có sự tích luỹ về lượng. Hay nói cách khác, chúng ta phải hội đủ các điều kiện thì mới có sự thay đổi đó được. Như vậy, muốn hình thành nền kinh tế thị trường , chúng ta cũng phải hội đủ các quy luật hình thành của nó. Đó là:
    Sự phân công lao động xã hội: trước đây trong nền kinh tế tự cung tự cấp, mỗi một thành viên của nền kinh tế đều tự sản xuất ra các mặt hàng theo nhu cầu và khả năng của mình. Tức là, một người nông dân muốn có gạo ăn, áo mặc .thì anh ta phải tự sản xuất ra các thứ đó, không ai cung cấp cho anh ta. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, các thành viên của nền kinh tế quan hệ với nhau thông qua hàng hoá. Tức là sản phẩm của người này cần thiết cho người kia và có thể trao đổi được. Như vậy tức là phải có người sản xuất sản phẩm này và có người sản xuất dản phẩm kia. Đó chính là sự phân công lao động xã hội. Nếu nền kinh tế không có sự phân công lao động rõ ràng thì sẽ không có hàng hoá và không hình thành nền kinh tế thị trường.
    Quy luật hình thành thứ hai của nền kinh tế thị trường là sự tồn tại độc lập và không phụ thuộc vào nhau giữa những doanh nghiệp , những người sản xuất hàng hoá. Có nghĩa là trong nền linh tế thị trưòng, việc sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai là việc riêng của mỗi người, mỗi doanh nghiệp. Họ là những người sản xuất độc lập. Những doanh nghiệp sản xuất hàng hoá có thể là thuộc quyền sở hữu tư nhân, hay thuộc quyền sở hữu tập thể hoặc thuộc quyền sở hữu của nhà nước . nhưng chúng vẫn là những doanh nghiệp sản xuất hàng hoá độc lập. Đối với xã hội thì lao động của mỗi doanh nghiệp (dù là thuộc hình thức sở hữu nào) vẫn là lao động tư nhân, và chỉ khi nào bán được hàng hoá thì lao động tư nhân đó mới được xã hội thừa nhận và trở thành một bộ phận thực sự của lao động xã hội. Với phân công lao động xã hội, lao động sản xuất hàng hoá mang tính chất lao động xã hội, một bộ phận của toàn bộ lao động xẫ hội. Sự phân công lao động xã hội tạo nên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất, họ làm việc với nhau thông qua trao đổi hàng hóa. Còn với tư cách là doanh nghiệp thì lao động sản xuất hàng hoá của họ lại mạng tính chất tư nhân. Sự mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội được giải quyết khi sản phẩm được trao đổi dưới hình thức hàng hoá. kinh tế hàng hoá tồn tại trong nhiều chế độ xã hội khác nhau, dựa trên nhiều hình thức sở hữu khác nhau, chứ không chỉ dựa trên chê độ sở hữu tư nhân, miễn là những người, doanh nghiệp sản xuất hàng hoá là độc lập và không phụ thuộc vào nhau.
    Thứ ba đó là sự tồn tại của quan hệ hàng hoá tiền tệ. Nếu như chúng ta có được hai điều trên nhưng quan hệ tiền tệ không được thừa nhận thì sẽ không xuất hiện nền kinh tế thị trường. Ta có thể thấy rõ trong nền kinh tế hàng hoá tập trung ở nước ta, chúng ta có được sự phân công lao động xã hội, chúng ta có sự tồn tại độc lập của các nhà sản xuất hàng hoá, nhưng lúc này quan hệ hàng hoá tiền tệ không được chấp nhận. Sản phẩm lúc này được đem ra phân phối, kết quả là không xuất hiện thị trường. Một nền kinh tế thị trường mà không xuất hiện thị trường thì sẽ như thế nào?



     
Đang tải...