Thạc Sĩ Những vấn đề lý luận về chế định quyền công tố (nhìn nhận từ góc độ nhà nước pháp quyền)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÊ CẢM
    TSKH, Q. Chủ nhiệm Khoa, Trưởng Bộ môn Tư pháp hình sự, Khoa Luật trực thuộc ĐHQG Hà Nội
    I. CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
    (NNPQ) của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam và
    đứng trước yêu cầu cấp thiết của việc sửa đổi phần về
    tổ chức bộ máy Nhà nước trong Hiến pháp năm 1992
    hiện nay, việc nghiên cứu từ góc độ NNPQ những
    vấn đề lý luận về chế định quyền công tố để góp phần
    hoàn thiện các cơ chế bảo vệ pháp luật trong hoạt
    động tư pháp hình sự (TPHS) là một trong những
    nhiệm vụ quan trọng và đồng thời cũng là hướng
    nghiên cứu cơ bản của khoa học pháp lý nước ta, mà
    khoa học luật tố tụng hình sự (TTHS) là một chuyên
    ngành và là một bộ phận cấu thành. Bởi lẽ:

    Một là, về mặt thực tiễn, mặc dù quyền công tố là
    một nhiệm vụ quan trọng đã được các cơ quan của hệ
    thống Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) nước ta
    (trước khi thông qua Hiến pháp Việt Nam dân chủ
    cộng hòa năm 1959 và ban hành Luật tổ chức
    VKSND ngày 26-7-1960 là Viện Công tố trực thuộc
    Chính phủ) thực hiện suốt mấy chục năm qua, nhưng
    cho đến nay trong thực tiễn TPHS khái niệm quyền
    công tố vẫn chưa được hiểu thống nhất và chưa được
    thừa nhận chung ở các cán bộ của ngành Kiểm sát,
    cũng như của các cơ quan bảo vệ pháp luật khác và
    của Tòa án.

    Hai là, về mặt lý luận, hiện nay xung quanh những
    vấn đề liên quan đến chế định quyền công tố như a)
    khái niệm, b) bản chất pháp lý, c) phạm vi (giới hạn)
     
Đang tải...