Luận Văn Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư
    pháp ở Việt Nam hiện nay, để công cuộc đấu tranh phòng và chống tội
    phạm đạt hiệu quả cao, cùng với việc phân loại tội phạm, đa dạng hóa
    hệ thống các hình phạt và những biện pháp tư pháp, cụ thể hóa các căn
    cứ quyết định hình phạt hay chế tài đối với các tội phạm cụ thể trong
    Phần các tội phạm, pháp luật hình sự nước ta cũng đồng thời phân hóa
    các trường hợp phạm tội, các đối tượng phạm tội khác nhau để có
    đường lối xử lý phù hợp, nhanh chóng, chính xác và công bằng. Đặc
    biệt, sự phân hóa các trường hợp phạm tội và người phạm tội còn thể
    hiện ở chỗ không phải tất cả các trường hợp phạm tội hay tất cả những
    người phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đó là trường hợp
    khi có đầy đủ những điều kiện do pháp luật hình sự quy định, thì một
    người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà nhà làm luật coi
    là tội phạm có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự, có thể phải
    chịu trách nhiệm hình sự một phần hoặc cũng có thể được miễn trách
    nhiệm hình sự.
    Là một trong những chế định quan trọng của luật hình sự Việt Nam,
    miễn trách nhiệm hình sự thể hiện chính sách phân hóa trách nhiệm
    hình sự và nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội,
    đồng thời động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội,
    chứng tỏ khả năng giáo dục, cải tạo, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng
    và trở thành người có ích cho xã hội. Miễn trách nhiệm hình sự cũng có
    mối quan hệ hữu cơ và chặt chẽ với chế định trách nhiệm hình sự, vì giải
    quyết tốt vấn đề trách nhiệm hình sự, đồng thời áp dụng đúng đắn và
    chính xác chế định miễn trách nhiệm hình sự sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận
    lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong công tác phòng và
    chống tội phạm, bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền
    và lợi ích hợp pháp của công dân.
    Tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự Việt Nam, chế định miễn
    trách nhiệm hình sự vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu một cách sâu sắc,
    đầy đủ, có hệ thống và toàn diện. Chẳng hạn, dưới góc độ khoa học, hàng
    loạt vấn đề cần được làm sáng tỏ để có quan điểm thống nhất và đầy đủ như
    khái niệm, bản chất pháp lý và các hậu quả cụ thể của việc miễn trách
    nhiệm hình sự, lịch sử phát triển của các quy phạm về chế định này, nghiên
    cứu so sánh pháp luật hình sự các nước có quy định về miễn trách nhiệm
    hình sự hay việc tổng kết và đánh giá thực tiễn áp dụng chế định miễn trách
    nhiệm hình sự, các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng . Ngoài ra, trong
    pháp luật hình sự thực định (Bộ luật hình sự năm 1999), nhà làm luật nước
    ta cũng chưa ghi nhận khái niệm pháp lý về miễn trách nhiệm hình sự,
    hậu quả pháp lý của việc miễn trách nhiệm hình sự; hoặc các trường hợp
    miễn trách nhiệm hình sự vẫn còn được quy định rải rác ở các điều luật,
    các chương thuộc Phần chung và Phần các tội phạm Bộ luật hình sự nên
    việc quy định như vậy rõ ràng là chưa chính xác về mặt khoa học và chưa
    đạt về mặt lập pháp. Mặt khác, thực tiễn áp dụng chế định này cũng đã đặt
    ra nhiều vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu, giải
    quyết như căn cứ áp dụng miễn trách nhiệm hình sự, tiêu chí đánh giá
    tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, tiêu chí
    phân biệt các trường hợp giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với các trường
    hợp miễn trách nhiệm hình sự, các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
    do có sự can thiệp của các cơ quan đảng, chính quyền địa phương; v.v .
    Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận
    về miễn trách nhiệm hình sự và sự thể hiện chúng trong các quy định của
    Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, đồng thời đánh giá việc áp dụng chế
    định miễn trách nhiệm hình sự trong thực tiễn để đưa ra kiến giải lập pháp
    là mô hình lý luận và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
    phạm về chế định này trong giai đoạn hiện nay không những có ý nghĩa
    3 4
    lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp
    thiết. Đây cũng là lý do luận chứng cho việc chúng tôi quyết định chọn
    đề tài "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về miễn trách nhiệm hình
    sự theo luật hình sự Việt Nam" làm luận án tiến sĩ luật học của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...