Thạc Sĩ Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 17/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG.
    1.1.1. Khái niệm về tín dụng.
    Tín dụng (Credit) là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa
    người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến
    hạn. Như vậy, tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai
    chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hình
    thức như: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh, . được sử dụng trong một
    thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận.
    1.1.2. Quá trình ra đời và bản chất của tín dụng.
    - Quá trình ra đời.
    Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hoá, có quá trình ra đời, tồn tại và phát
    triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá.
    Ban đầu, các quan hệ tín dụng hầu hết đều là bằng hiện vật và một phần nhỏ là
    tín dụng hiện kim tồn tại với tên gọi là tín dụng nặng lãi, cơ sở của quan hệ tín dụng lúc
    bấy giờ chính là sự phát triển bước đầu của các quan hệ hàng hoá-tiền tệ trong điều
    kiện của nền sản xuất hàng hoá kém phát triển.
    Các quan hệ tín dụng phát triển trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong
    kiến, phản ánh thực trạng của một nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ.
    Chỉ đến khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, các quan hệ tín dụng mới có
    điều kiện để phát triển. Tín dụng bằng hiện vật đã nhường chỗ cho tín dụng bằng hiện
    HV: Đỗ Công Bình, GVHD: Trần Hoàng Ngân
    Tôn trọng tác giả bằng cách ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này bạn nhé
    Nhóc lì
    kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế đã2nhường chỗ cho các loại tín dụng khác ưu
    việt hơn như: tín dụng Ngân hàng, tín dụng Chính phủ .
    - Bản chất của tín dụng.
    Bản chất tín dụng được hiểu theo 2 khía cạnh sau:
    + Thứ nhất, tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho
    vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để
    sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế-xã hội.
    + Thứ hai, tín dụng được coi là một số vốn, làm bằng hiện vật hoặc bằng kim
    loại theo nguyên tắc hoàn trả, đã đáp ứng cho các nhu cầu của các chủ thể tín dụng.
    1.1.3. Phân loại tín dụng và các hình thức tín dụng Ngân hàng.
    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hoá, các ngân hàng
    thương mại hiện nay luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau,
    để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất,
    từ đó đa dạng hoá các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi
    nhuận và phân tán rủi ro.
    Tùy vào cách tiếp cận mà người ta chia tín dụng ngân hàng thành nhiều loại
    khác nhau:
    ● Căn cứ vào thời hạn cho vay:
    Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm 03 loại:
    - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1năm).
    Tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động và các nhu
    cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn.
    - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, tín
    dụng trung hạn thường được sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cố định, các
    nhu cầu mua sắm tài sản cố định . có thời gian thu hồi vốn nhanh hoặc các nhu cầu
    thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hoàn vốn trên một năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...