Luận Văn Những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại .thự

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    luận văn dài 78 trang,với 3 chương,7 mục nhỏ được đánh giá là luận văn xuất sắc khi bảo vệ

    CHƯƠNG 1: 1

    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG

    NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

    THƯƠNG MẠI

    1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG.

    1.1.1. Khái niệm về tín dụng.

    Tín dụng (Credit) là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa

    người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến

    hạn. Như vậy, tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai

    chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hình

    thức như: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh, được sử dụng trong một

    thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận.

    1.1.2. Quá trình ra đời và bản chất của tín dụng.

    - Quá trình ra đời.

    Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hoá, có quá trình ra đời, tồn tại và phát

    triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá.

    Ban đầu, các quan hệ tín dụng hầu hết đều là bằng hiện vật và một phần nhỏ là

    tín dụng hiện kim tồn tại với tên gọi là tín dụng nặng lãi, cơ sở của quan hệ tín dụng lúc

    bấy giờ chính là sự phát triển bước đầu của các quan hệ hàng hoá-tiền tệ trong điều

    kiện của nền sản xuất hàng hoá kém phát triển.

    Các quan hệ tín dụng phát triển trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong

    kiến, phản ánh thực trạng của một nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ.

    Chỉ đến khi phương thức sản xuất TBCN ra đời, các quan hệ tín dụng mới có

    điều kiện để phát triển. Tín dụng bằng hiện vật đã nhường chỗ cho tín dụng bằng hiện
    kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế đã nhường chỗ cho các loại tín dụng khác ưu

    việt hơn như: tín dụng Ngân hàng, tín dụng Chính phủ

    - Bản chất của tín dụng.

    Bản chất tín dụng được hiểu theo 2 khía cạnh sau:

    + Thứ nhất, tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho

    vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác để

    sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế-xã hội.

    + Thứ hai, tín dụng được coi là một số vốn, làm bằng hiện vật hoặc bằng kim

    loại theo nguyên tắc hoàn trả, đã đáp ứng cho các nhu cầu của các chủ thể tín dụng.

    1.1.3. Phân loại tín dụng và các hình thức tín dụng Ngân hàng.

    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế với xu hướng tự do hoá, các Ngân hàng

    thương mại hiện nay luôn luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức tín dụng khác nhau,

    để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất,

    từ đó đa dạng hoá các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi

    nhuận và phân tán rủi ro.

    Tùy vào cách tiếp cận mà người ta chia tín dụng Ngân hàng thành nhiều loại

    khác nhau:

    ● Căn cứ vào thời hạn cho vay:

    Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm 03 loại:

    - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng (1năm).

    Tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động và các nhu

    cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn.

    - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, tín

    dụng trung hạn thường được sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cố định, các

    nhu cầu mua sắm tài sản cố định có thời gian thu hồi vốn nhanh hoặc các nhu cầu

    thiếu hụt vốn nhưng có thời hạn hoàn vốn trên một năm.
    - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm, tín dụng dài hạn

    thường được sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ

    bản có thời gian thu hồi vốn lâu (thời gian hoàn vốn vay trên 5 năm).

    ● Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: có tín dụng sản xuất và tín dụng

    tiêu dùng.

    - Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho

    các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá. Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong quá

    trình sản xuất kinh doanh để dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản xuất hoặc đáp ứng nhu

    cầu thiếu vốn trong quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tế.

    - Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được sử dụng để cho vay các nhu cầu tiêu

    dùng. Loại tín dụng này thường được sử dụng để cho vay các cá nhân đáp ứng cho nhu

    cầu phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay

    vốn.

    ● Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: có tín dụng có bảo đảm

    và tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản.

    - Tín dụng có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ

    của chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tài sản hình thành

    từ vốn vay hoặc bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba.

    - Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản: là loại tín dụng mà theo đó Ngân

    hàng chủ động lựa chọn khách hàng để cho vay trên cơ sở khách hàng có tín nhiệm với

    Ngân hàng, có năng lực tài chính và có phương án, dự án khả thi có khả năng hoàn trả

    nợ vay hoặc ngân hàng thương mại nhà nước được cho vay theo chỉ định của Chính

    phủ hoặc cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ

    chức đoàn thể chính trị-xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...