Luận Văn Những vấn đề lý luận chung về kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuấ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

    1.1. Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh
    1.1.1. Khái niệm
    Nguyên vật, vật liệu là tài sản lưu động được mua sắm, dự trữ để phục vụ cho quá trình sản xuất bằng tài lưu động.
    Công cụ, dụng cụ là tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn để ghi nhận là tài sản cố định và công cụ, dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
    1.1.2. Đặc điểm
    Nguyên liệu, vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực hành sản phẩm, nguyên liệu, vật liệu có những đặc điểm khác với các loại tài sản khác.
    Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vật liệu bị tiêu hao toàn bộ, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ giá trị 1 lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
    Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do vậy tăng cường công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu tốt sẽ đảm bảo sử dụng có hiệu qủa tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm họ thấp chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm.
    Nhà quản lý phải quản lý nguyên vật liệu ở tất cả các khâu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ.
    Công cụ, dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn không đủ điều kiện để trở thành tài sản cố định (thời gian sử dụng nhỏ hơn 1 năm và có giá trị nhỏ hơn 5 triệu).
    Công cụ, dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên được hình thái ban đầu.
    Trong quá trình sử dụng công cụ, dụng cụ bị hao mòn dần, phần giá trị hao mòn được chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn nên được xếp vào tài sản luư động và thường được mua sắm bằng nguồn vốn luư động.
    1.1.3. Vai trò nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ
    o Vai trò của nguyên liệu, vật liệu
    - Nguyên liệu, vật liệu trong các loại hình doanh nghiệp đều thuộc đối tượng lao động, đều có đặc điểm chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh và đều bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn và chuyển hết giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh một lần.
    - Trong từng loại hình doanh nghiệp thì nguyên vật liệu đều có những vài trò riêng và góp phần cấu thành nên quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ hàng hóa một cách tốt hơn. Chẳng hạn:
    Trong doanh nghiệp thương mại thì chức năng chủ yếu của doanh nghiệp là tổ chức lưu thông hàng hóa, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Do đó, nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp thương mại chỉ là những vật liệu, bao bì phục vụ cho quá trình tiệu thụ hàng hóa, các loại vật liệu nhiên liệu dùng cho bảo quản, bốc vác, vận chuyển hàng hóa trong quá trình tiêu thụ: vật liệu sử dụng cho công tác quản lý doanh nghiệp như giấy, bút và vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ, dụng cụ
    Còn nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất thì nó đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là nhưng tư liệu sản xuất để cấu thành nên một sản phẩm khác có giá trị sử dụng đối với người tiêu dùng. Nguyên vật liệu không những là tư liệu sản xuất mà nó còn có một vai trò đó là giúp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và nó giúp cho quá trình tiêu thụ hàng hóa trên thị trường ngày càng tốt hơn.
    o Vai trò của công cụ, dụng cụ
    - Khác với nguyên vật liệu thì công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định. Vì vậy, công cụ, dụng cụ được quản lý như đối với nguyên vật liệu. Theo quy định, nhưng tư liệu lao động sau không phân biệt tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng vẫn được coi là công cụ, dụng cụ.
    Các loại bao bì dùng để đựng vật liệu, hàng hóa trong quá trình thu mua, bảo quản, tiêu thụ.
    Các loại bao bì kèm hàng hóa có tính giá riêng nhưng bỏ qua quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần vào giá trị của bao bì.
    Những dụng cụ, đồ nghề bằng thủy tinh, sành, sứ
    Quần áo và dụng cụ bảo hộ lao động.
    1.2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ
    ã Vai trò của kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ
    kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ trong doanh nghiệp là ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình thu mua dự trữ, nhập xuất nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ. Mặt khác thông qua tài liệu kế toán còn biết được chất lượng, chủng loại có đảm bảo hay không, số lượng thiếu hay thừa đối với sản xuất để từ đó người quản lý đề các biện pháp thiết thực đối với sản xuất để đề ra các biện pháp thiết thực nhằm kiểm soát giá cả, chất lượng nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ.
    Thông qua tài liệu kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ còn giúp cho việc kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng, cung cấp, từ đó có các biện pháp đảm bảo nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ cho sản xuất một cách có hiệu quả nhất.
    ã Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ
    kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ trong doanh nghiệp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
    - Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ cả về giá và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giá thành) thực tế của nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ nhập, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.
    - Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về hạch toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ. Đồng thời hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ. Phải hạch toán đúng chế độ, đúng phương pháp qui định để đảm sự thống nhất trong công tác kế toán.
    - Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vât liệu và công cụ, dụng cụ. Từ đó phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp sử lý nguyên vật liệu thừa thiếu, ứ đọng, kém hoặc mất phẩm chất. Giúp cho việc tính toán, xác định chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu thực tế đưa vào sản xuất sản phẩm. Phân bổ chính xác nguyên vật liệu đã tiêu vào đối tượng sử dụng để từ đó giúp cho việc tính toán giá thành sản phẩm được chính xác.
    - Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.

     
Đang tải...