Luận Văn Những vấn đề lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển.

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.

    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
    I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.
    1.Khái niệm đầu tư.
    Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về đầu tư song đều toát lên được bản chất của nó, đó là sự hy sinh những giá trị ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu về những giá trị lớn hơn trong tương lai.
    Định nghĩa chung nhất về đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết qủa đó.
    Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tụê.
    Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, các của cải vật chất khác .), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật .) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
    2. Đầu tư phát triển, vai trò và đặc điểm của nó trong nền kinh tế quốc dân.
    2.1.Khái niệm đầu tư phát triển.
    Đầu tư phát triển là hoạt động đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng thêm tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội.
    Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực đang hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế – xã hội.
    2.2. Những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển.
    Để làm rõ sự khác biệt giữa hoạt động đầu tư phát triển với các loại hình đầu tư khác, cần phải tìm hiểu những đặc trưng cơ bản sau đây:
    -Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một lượng vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư phát triển.
    -Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động sảy ra.
    -Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế .
    -Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm, hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới (Kim tự tháp cổ Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôma, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, Ăngcovát của Campuchia .). Điều này nói lên giá trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển.
    -Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên. Do đó, các điều kiện về địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như các hoạt động sau này của các kết quả đầu tư.
    Những đặc trưng trên đây cần được các nhà đầu tư, các nhà quản lý đầu tư, các nhà lập dự án nghiên cứu nắm vững để đưa ra những phương án, nội dung lập dự án, tiến hành và quản lý đầu tư nhằm đưa ra quyết định đúng đắn, có căn cứ để đem lại hiệu quả cao nhất.
    2.3. Vai trò của hoạt động đầu tư phát triển
    Mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được kết quả lớn hơn so với nguồn lực đã bỏ ra. Đối với nền kinh tế, đầu tư quyết định sự tăng trưởng và phát triển của nền sản xuất xã hội. Nó tạo ra, duy trì và phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Đối với các đơn vị, cá nhân kinh doanh đầu tư là điều kiện quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đầu tư có vai trò vô cùng to lớn trong quá trình phát triển của mọi quốc gia trên toàn thế giới.
    2.3.1.Đầu tư vừa tác dụng tới tổng cung vừa tác động đến tổng cầu hàng hoá của nền kinh tế.
    Khi cần tiến hành một hoạt động đầu tư, có một lượng tiền lớn được huy động để đưa vào lưu thông trong nền kinh tế để mua sắm các nguyên liệu, vật liệu, máy móc thiết bị, trả tiền dịch vụ, thuê nhân công . làm cho tổng cầu tăng vọt. Nhưng sự tăng vọt này chỉ trong thời gian ngắn hạn, bởi lẽ do các kết quả của đầu tư chưa phát huy tác dụng. Nên tổng cung của nền kinh tế chưa có sự thay đổi. Sự tăng lên của cầu hàng hoá trên thị trường kéo theo sản lượng cân bằng tăng lên và giá cả các đầu vào tăng lên. Đây chính là tác động ngắn hạn của đầu tư đối với tổng cầu.
    Đến khi các thành quả của đầu tư phát huy tác dụng các năng lực mới đi vào hoạt động thì tăng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo sản lượng tiềm năng tăng lên và giá cả hàng hoá giảm đi. Đây chính là tác dụng trong dài hạn của đầu tư.
    2.3.2.Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế.
    Do tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với sự tăng cung và tăng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mỗi quốc gia.
    Khi tăng đầu tư sẽ tạo thêm nhiều việc làm, làm giảm thất nghiệp, nâng cao mức sống của dân cư và giảm các tệ nạn xã hội. Nhưng đồng thời việc tăng đầu tư dẫn tới sự tăng cầu các yếu tố đầu vào, làm tăng giá cả của các hàng hoá có liên quan (giá chi phí vốn, giá công nghệ, giá lao động, vật tư .) đến một mức nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình lạm phát làm sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương thực tế ngày càng thấp hơn, thâm hụt Ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại.
    Ngược lại, khi giảm đầu tư làm cho giá cả ổn định hơn, giảm lạm phát, mức sống của dân cư được đảm bảo hơn, Nhưng đồng thời giảm đầu tư khi số lao động vẫn gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp, tăng các tệ nạn xã hội.
    Vì vậy, khi đã nắm bắt được tác động hai mặt của đầu tư đến sự ổn định nền kinh tế, thì vai trò điều tiết của Nhà nước là rất quan trọng đối với mọi quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Sự tăng giảm thích hợp đầu tư trong từng thời kỳ sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam ta đang thực hiện mục tiêu chiến lược tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế bền vững thì càng phải cần có một cơ cấu đầu tư thích hợp trong từng thời kỳ thực hiện chiến lược.
    2.3.3.Đầu tư tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    Theo kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ phụ thuộc vào hệ số ICOR của một quốc gia đó. ( là hiệu quả vốn đầu tư ).
    ICOR =Vốn đầu tư



     
Đang tải...