PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Kết cấu hạ tầng là mở cửa, là cầu nối với toàn bộ các hoạt động kinh tế- xã hội, thúc đẩy giao lưu kinh tế và văn hoá, phát triển và phân bố lực lưỡng trên toàn lãnh thổ, nhất là các vùng, các địa phương trên toàn quốc; là cầu nối mở rộng giao lưu quốc tế, nhất là các nước trong khu vực. phát triển kết cấu hạ tầng đối với mọi quốc gia, đều là những nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế của mỗi nước. Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, đạt trình độ tiên tiến, tiêu chuẩn hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vừa là điều kiện vừa là nội dung cơ bản của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và tạo cơ sở quan trọng cho sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững nền kinh tế đất nước, là động lực để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và rút ngắn khoảng cách với bên ngoài. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiên tiến và đồng bộ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, làm giảm sự chênh lệch về mức sống và dân trí giữa các khu vực dân cư. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã đặt ưu tiên cao cho việc phát triển mạng lưới hạ tầng quốc gia như hệ thống quốc gia như hệ thống đường xá, sân bay, bến cảng và cấp điện cũng như kết cấu hạ tầng địa phương. Trong giai đoạn 2001-2005, Nhà nước đã giành 27,5% tổng đầu tư nguồn ngân sách tập trung cho lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính- viễn thông. Chính vì vậy, chúng ta đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận trong việc cải thiện khu vực kết cấu hạ tầng, kết quả là sự gia tăng đáng kể của việc cung cấp các dịch vụ hạ tầng. Mặc dù vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng (giao thông vận tải, bưu chính - viễn thông, kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn) hiện nay vẫn trong tình trạng yếu kém, năng lực hạn chế, dưới mức trung bình so với các nước tiên tiến trong khu vực. Trong thời gian tới nhiệmvụ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng - xã hội là rất lớn, đòi hỏi phải thu hút mạnh hơn các nguồn vốn cho lĩnh vực này. Vì vậy, NCS chọn hướng nghiên cứu là vấn đề thu hút vốn đầu tư cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, chuyên đề này là bước nghiên cứu đầu tiên tập trung vào "Những vấn đề lí luận và thực tiễn huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội". 2. Mục đích nghiên cứu: Chuyên đề này hướng tới các mục đích sau: - Làm rõ hơn khái niệm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, và các nhân tố tác động đến sự phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. - Nghiên cứu vốn đầu tư và các biện pháp thu hút vốn đầu tư nói chung vàcho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói riêng. - Nghiên cứu các mô hình tạo nguồn vốn ở nông thôn và các biện pháp thu hút vốn trong nước, FDI và ODA cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở đô thị. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về vốn và thu hút vốn cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn và đô thị. Chưa đi sâu vào từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể của kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội. Về giới hạn thời gian nghiên cứu thực tiễn Việt Nam từ 2000-2005 và các kiến nghị cho thời kỳ 2006-2010. 4. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát so sánh 5. Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu, kết cấu tài liệu tham khảo có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Chương 2: Những vấn đề cơ bản về đầu tư phát triển và các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Chương 3: Phương hướng đảm bảo vốn đầu tư và biện pháp thu hút một số nguồn vốn chủ yếu trong giai đoạn 2006-2010 ở Việt Nam.