Tiến Sĩ Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước châu Á và giả

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG . viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH . ix PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI NẢY SINH TRONG FDI . 13
    1.1. FDI và tính tất yếu khách quan của những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh 13
    1.1.1. Tổng quan về FDI .13
    1.1.2. Tác động của FDI đối với nước tiếp nhận 16
    1.1.3. Tính tất yếu khách quan của những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI .19
    1.2. Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung trong FDI ở các nước .21
    1.2.1. Tạo áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận
    đầu tư 21
    1.2.2. Tạo ra sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng của nước
    tiếp nhận đầu tư 24
    1.2.3. Xuất hiện tình trạng chuyển giá trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia .26
    1.2.4. Chuyển giao công nghệ lạc hậu 29
    1.2.5. Không đáp ứng các điều kiện sinh hoạt và làm việc cho người lao động .31
    1.2.6. Gây ô nhiễm môi trường sinh thái 32
    1.3. Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI mang tính đặc thù ở
    một số nước 32
    1.3.1. Nguy cơ gây thâm hụt thương mại ở nước tiếp nhận đầu tư 32
    1.3.2. Phát sinh các vấn đề tranh chấp lao động .34
    1.3.3. Các vấn đề xã hội nảy sinh khác 35
    1.4. Tác động tiêu cực của những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh đối với
    các nước đang phát triển 36
    1.4.1. Tác động về kinh tế 37
    1.4.2. Tác động về xã hội, môi trường .40

    CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM XỬ LÝ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI NẢY SINH TRONG FDI Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á 42
    2.1. Khái quát về FDI ở một số nước châu Á .42
    2.1.1. Tình hình thu hút FDI ở một số nước châu Á .42
    2.1.2. Chính sách thu hút FDI ở một số nước châu Á 50
    2.2. Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung trong FDI ở một số nước châu Á .60
    2.2.1. Tạo áp lực cạnh tranh, nguy cơ làm phá sản một số doanh nghiệp trong nước 60
    2.2.2. Tạo ra mất cân đối về cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ .62
    2.2.3. Xuất hiện hiện tượng chuyển giá trong các công ty xuyên và đa quốc gia .66
    2.2.4. Chuyển giao công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, nhiên liệu .68
    2.2.5. Gây ô nhiễm môi trường sinh thái 69
    2.2.6. Không đáp ứng về điều kiện sinh hoạt và làm việc cho người lao động 71
    2.3. Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh mang tính đặc thù trong FDI ở
    một số nước châu Á 73
    2.3.1. Phát sinh tranh chấp, xung đột giữa chủ sử dụng lao động và người lao động .73
    2.3.2. Tác động xấu tới cán cân thanh toán 74
    2.3.3. Các vấn đề xã hội nảy sinh khác, đặc biệt là tệ tham nhũng 74
    2.4. Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI
    ở một số nước châu Á và bài học rút ra cho Việt Nam .76
    2.4.1. Những biện pháp giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong
    FDI ở một số nước châu Á .76
    2.4.2. Bài học rút ra cho Việt Nam .89

    CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ XÃ HỘI NẢY SINH TRONG
    FDI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
    . 95
    3.1. Khái quát về FDI tại Việt Nam .95
    3.1.1. Chính sách thu hút FDI của Việt Nam .95
    3.1.2. Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam 102
    3.1.3. Đánh giá những đóng góp của FDI đối với Việt Nam .105
    3.2. Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung trong FDI tại Việt Nam .107
    3.2.1. Tạo sức ép cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước .108
    3.2.2. Làm mất cân đối giữa các ngành, vùng kinh tế 109
    3.2.3. Tình trạng chuyển giá “lỗ giả lãi thật” .113
    3.2.4. Góp phần chuyển giao công nghệ lạc hậu .120
    3.2.5. Những bất cập về điều kiện sinh hoạt và làm việc cho người lao động 122
    3.2.6. Gây ô nhiễm môi trường sinh thái 125
    3.3. Một số vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI mang tính đặc thù
    tại Việt Nam .129

    iv
    3.3.1. Tranh chấp lao động giữa chủ sử dụng lao động và người lao động .129
    3.3.2. Nguy cơ góp phần tạo ra thâm hụt thương mại 135
    3.3.3. Những vấn đề xã hội nảy sinh khác, đặc biệt là tệ tham nhũng .139
    3.4. Nguyên nhân làm nảy sinh những vấn đề kinh tế xã hội trong FDI
    tại Việt Nam .141

    CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NHỮNG VẤN ĐỀ KINH
    TẾ XÃ HỘI NẢY SINH TRONG FDI TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
    144
    4.1. Dự báo triển vọng FDI vào Việt nam và những vấn đề kinh tế xã hội
    nảy sinh trong FDI đến năm 2020 .144
    4.2. Quan điểm xử lý, phòng ngừa những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam đến năm 2020 146
    4.2.1. Xây dựng định hướng chiến lược và lộ trình giải quyết, phòng ngừa
    các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI .146
    4.2.2. Coi trọng và tập trung xử lý các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong
    FDI 147
    4.2.3. Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong việc xử lý các
    vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI .147
    4.2.4. Chú trọng sàng lọc các dự án FDI và đặt yếu tố công nghệ lên ưu
    tiên hàng đầu .148
    4.3. Các giải pháp xử lý và phòng ngừa những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI tại Việt Nam 149
    4.3.1. Các giải pháp đối với những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chung trong FDI tại Việt Nam .149
    4.3.2. Một số giải pháp đối với những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh mang
    tính đặc thù trong FDI tại Việt Nam .163
    4.4. Một số kiến nghị điều kiện thực hiện các giải pháp 168
    4.4.1. Cần có tư duy, nhận thức đúng, đầy đủ đối với việc thu hút FDI và
    xử lý các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh từ FDI .168
    4.4.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thu hút FDI và
    giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI 169
    KẾT LUẬN 171
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 173
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 174


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu


    Sau 25 năm đẩy mạnh thu hút FDI, Việt Nam đạt được những thành tựu nhất định về vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và việc làm Qua đó, FDI khẳng định vai trò không thể thiếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, làm tăng khả năng sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người
    lao động
    Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến hết năm 2010, VN thu hút được 12.213 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký của các dự án còn hiệu lực là 192,9 tỷ USD và vốn thực hiện là 61,5 tỷ USD. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo có tỷ trọng lớn nhất, với 7.305 dự án, tổng vốn đăng ký 93,97 tỷ USD, chiếm 49% vốn đăng ký tại Việt Nam. Đầu tư vào kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, với 348 dự án, tổng vốn đăng ký 47,99 tỷ USD, chiếm 25% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, phân phối điện, nước, khí, điều hòa , tạo việc làm cho hơn 1,9 triệu lao động trực tiếp chưa kể lao động gián tiếp.

    Bên cạnh những kết quả đạt được, FDI đã và đang làm nảy sinh những vấn đề có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cụ thể như: Tạo sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước; gây ra tình trạng mất cân đối về cơ cấu ngành, vùng kinh tế; công nghệ chuyển giao lạc hậu; gây ô nhiễm môi trường sinh thái; xuất hiện hiện tượng chuyển giá; phát sinh xung đột trong quan hệ chủ - thợ; và những bất cập về điều kiện sinh hoạt, làm việc của người lao động Đây là vấn đề mà không ít nước gặp phải trong quá trình thu hút FDI.
    Do vậy, nghiên cứu một cách toàn diện quá trình thu hút và sử dụng vốn FDI vào Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm một số nước châu Á, để chỉ ra, phân tích và đánh giá một cách khách quan, có hệ thống những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh có ý nghĩa rất lớn, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn vốn này và hạn chế những chi phí xử lý chúng trong tương lai. Điều đó, đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu có hệ thống về FDI và đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm xử lý, phòng ngừa những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh. Vì vậy, đề tài “Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một
    số nước châu Á và giải pháp cho Việt Nam” được chọn để nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...