Đồ Án Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước châu Á và giả

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Đề tài luận án: Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước châu Á và giải pháp cho Việt Nam
    Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế
    Mã số: 62.31.07.01
    Nghiên cứu sinh: Trần Quang Thắng
    Người hướng dẫn: 1. GS.TS. Đỗ Đức Bình 2. TS. Vũ Tiến Lộc
    Thực hiện: 08/2012


    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
    Luận án hệ thống hóa và làm rõ 9 vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh chủ yếu trong FDI ở các quốc gia tiếp nhận, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển châu Á. Trong đó có:
    Sáu vấn đề chung xảy ra đối với tất cả các nước (mang tính phổ biến) như:
    (1) Tạo áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư;
    (2) Tạo ra sự mất cân đối cơ cấu kinh tế theo ngành, vùng của nước tiếp nhận;
    (3) Xuất hiện tình trạng chuyển giá trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia;
    (4) Chuyển giao công nghệ lạc hậu;
    (5) Không đáp ứng các điều kiện sinh hoạt và làm việc cho người lao động;
    (6) Gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
    Ba vấn đề nảy sinh mang tính đặc thù chỉ nảy sinh ở một số nước như:
    (1) Nguy cơ gây thâm hụt thương mại ở nước tiếp nhận đầu tư;
    (2) Phát sinh các vấn đề tranh chấp lao động;
    (3) Các vấn đề xã hội nảy sinh khác.
    Luận án chỉ ra những tác động tiêu cực của các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI đối với quốc gia tiếp nhận, bao gồm:
    (i) Giảm tốc độ, chất lượng tăng trưởng kinh tế;
    (ii) Công nghệ tiếp nhận kém hiệu quả;
    (iii) Giảm hiệu quả xuất khẩu;
    (iv) Đình công gia tăng;
    (v) Môi trường ô nhiễm nặng nề, tài nguyên cạn kiệt .
    Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
    Luận án phân tích thực trạng FDI tại Việt Nam và rút ra kết luận:
    Thực tế FDI tại Việt Nam cũng nảy sinh 9 vấn đề kinh tế xã hội chủ yếu (đã nêu ở phần trên) như các nước tiếp nhận khác.
    Nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh các vấn đề đó gồm:
    (i) Quá chú trọng thu hút về lượng FDI (chiều rộng), ít chú ý đến hiệu quả sử dụng FDI (chiều sâu);
    (ii) Các ngành công nghiệp hỗ trợ vừa yếu, vừa thiếu;
    Luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp xử lý, phòng ngừa các vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong FDI (trên cơ sở bài học kinh nghiệm của các nước đang phát triển châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Malaysia và thực tiễn thu hút FDI tại Việt Nam). Trong đó, đóng góp mới tập trung ở các nội dung:
    (1) Tăng cường các biện pháp chống chuyển giá;
    (2) Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư từ các TNC;
    (3) Thiết lập hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nhập khẩu công nghệ thích hợp;
    (4) Thu hút FDI có lựa chọn gắn với phát triển bền vững;
    (5) Tăng đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo phương châm lấy doanh nghiệp làm trọng tâm;
    (6) Cải thiện điều kiện về nhà ở và thực hiện chương trình an sinh xã hội cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...