Tiểu Luận Những vấn đề còn tồn tại trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và hướng khắc phục

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Bối cảnh khu vực và trong nước
    Trong những năm gần đây vấn đề tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển trên thế giới đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng, phức tạp và rất nhạy cảm vì nó liên quan nhiều tới chủ quyền của quốc gia. Đối với Việt Nam- quốc gia có tỷ lệ diện tích lục địa và chiều dài bờ biển vào loại cao trên thế giới có nhiều đảo lớn nhỏ, với vùng biển rộng lớn và giàu tiềm năng, thì việc bị các quốc gia dòm ngó là không thể tránh khỏi, dẫn tới xảy ra tranh chấp. Vì thế vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển là một nhiệm vụ quan trọng đối với nước ta. Biển Đông gần đây đang là một điểm nóng trong quan hệ quốc tế vì khu vực này đã và đang sảy ra rất nhiều tranh chấp và sự xung đột của các nước có tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này. Trước diễn biến phức tạp của các tranh chấp vùng biển trên thế giới cũng như trong khu vực, các cuộc tập dượt quân sự trên biển, sự va chạm của các tàu quân đội, tàu thuyền đánh bắt cá trên các vùng biển thì việc bảo vệ chủ quyền vùng biển ở Việt Nam cũng đang diễn ra hết sức phức tạp.
    Việt Nam là một quốc gia nằm ven bờ trung tâm Biển Đông và có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở khu vực giữa Biển Đông. Ngoài ra, Việt nam có hệ thống đảo ven bờ khoàng 3000 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích trên 10 km2, 84 đảo có diện tích trên 1 km2.
    Trên cơ sở luật biển quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, cùng các quy định pháp lý của Việt Nam, trên Biển Đông Việt Nam có các vùng biển nội thuỷ, vùng tiếp giáp, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, với các chế độ pháp lý khác nhau và các quyền, lợi ích và nghĩa vụ quốc gia cụ thể.
    Với vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng, Biển Đông đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của Việt Nam và các nước xung quanh Biển Đông mà còn của nhiều cường quốc khác như Mỹ, Nga, Nhật . và đặc biệt là Trung Quốc. Những năm gần đây Biển Đông luôn là điểm nóng chứa đựng nhiều nguy cơ bùng nổ xung đột. Các nước trong khu vực Biển Đông đều tăng ngân sách quốc phòng, trong đó chủ yếu đầu tư cho lực lượng hải quân. Biển Đông hiện nay vừa là môi trường thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế, đồng thời cũng chứa đựng nhiều thách thức và nguy cơ đối với Việt Nam.
    Do quá trình lịch sử và đặc điểm địa lý, cùng với các yêu sách về biển, về chủ quyền đảo của các quốc gia nằm xung quanh Biển Đông, đồng thời với sự phát triển của luật pháp quốc tế về biển, đặc biệt là việc mở rộng các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển trên cơ sở các quy định của Công ước Luật biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1997 (Philippine phê chuẩn ngày 08/5/1984, Indonesia phê chuẩn ngày 03/2/1986, Việt Nam phê chuẩn ngày 23/6/1994, Xing-ga-po phê chuẩn ngày 17/11/1994, Trung Quốc phê chuẩn ngày 07/6/1996, Malaysia phê chuẩn ngày 14/10/1996 và Brunây phê chuẩn ngày 05/11/1996), giữa Việt Nam và các nước xung quanh Biển Đông có một số vấn đề tranh chấp và vùng chồng lấn yêu sách trên biển và thềm lục địa cần được giải quyết.
    II. Thực tiễn bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam
    Chủ trương của Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp và bảo vệ chủ quyền biển đảo là quốc tế hóa các tranh chấp pháp lý và dân tộc hóa cuộc đấu tranh. Trong lĩnh vực Quốc tế, Việt Nam đã có một vài thành công về vấn đề chủ quyền lãnh hải.
    Việt Nam đã đảm bảo được tính hợp pháp về chủ quyền quy định trên biển Đông. Căn cứ vào luật pháp quốc tế, công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982,Việt Nam có những tuyên bố chủ quyền của mình về lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế . thông qua các văn bản pháp luật như: Tuyên bố ngày 12/5/1977 của chính phủ; thông tư số 30, ngày 29/1/1980, bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 12/7/1990/, Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2005, Nghị định 161/2003/ NĐ - CP về quy chế khu vực biên giới trên biển, Thông tư 89/ 2004/ TT – BQP của Bộ Quốc phòng về hướng dẫn nghị định 161, Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Cụ thể: Lãnh hải Việt Nam rộng 12 hải lí, vùng đặc quyền kinh tế hợp với lãnh hải Việt Nam rộng 200 hải lí kể từ đường cơ sở .Và nhiều quy định pháp lí khác liên quan đến vấn đề quản lí, khai thác, bảo vệ quyền lợi ở biển Đông. Những tuyên bố trên của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, tuân thủ nghiêm chỉnh công ước luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc nên đa số được quốc tế công nhận.



    MỤC LỤC
    Trang

    I. Bối cảnh khu vực và trong nước 1
    II. Thực tiễn bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam 2
    III. Những vấn đề còn tồn tại trong việc bảo vệ chủ quyền của 4
    Việt Nam và hướng khắc phục
    Phụ Lục 8


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb CAND, 2006;
    2. Trường ĐH Luật Hà Nội, .Giáo trình Luật biển Quốc, 2009;
    3. Công ước luật biển 1982;
    4. Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC);
    5. Một số văn bản của nhà nước về biển và hải đảo;
    6. Một số website trên mạng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...