Luận Văn Những Vấn Đề Có Tính Quy Luật Trong Sự hình Thành, Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Và Sự Vận Dụng Vào

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những Vấn Đề Có Tính Quy Luật Trong Sự hình Thành, Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Và Sự Vận Dụng Vào Thực Trạng Việt Nam



    Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế khác nhau. Mỗi mô hình là sản phẩm của trình độ nhận thức nhất định trong những diều kiện lịch sử cụ thể. Trước đây mô hình kinh tế được coi là lý tưởng, nay đã bộc lộ những hạn chế và kết quả là vô tình, nó đã phủ định những mục tiêu ban đầu của CNXH. Thực tế kế hoạch hoá tập trung đã loại bỏ thị trường. Quan hệ hàng hoá - tiền tệ chỉ là hình thức, sự điều tiết của nhà nước lấn át hết kinh tế hiện vật chính, điều đó đã khiến cho nền kinh tế không có động lực, không có sức cạnh tranh, không phát huy được tính chủ động sáng tạo của người lao động Cụ thể ở nước ta, vào những thập niên 1986 đã chứng minh cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp đã làm cho nền kinh tế nước ta bị hiện vật hoá, hệ thống XHCN đã lâm vào tình trạng khủng hoảng. Trong khi đó nhờ có tồn tại kinh tế thị trường mà chủ nghĩa Tư bản đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế xã hội, mặc dù nền KTTT còn có những khuyết tật, tính hai mặt. Như vậy ta có thể khẳng định rằng “không phải chế độ XHCN thua chế độ TBCN, không phải kinh tế XHCN thua kinh tế TBCN mà là kinh tế hiện vật thua kinh tế thị trường”
    Chính vì thế đến năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định hiện chính sách “ Kinh tế mới” mà nội dung chủ yếu là phát triển nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường định hướng XHCN . Kinh tế thị trường được coi là chiếc đòn xeo để xây dựng XHCN , là phương tiện, kết quả để xã hội hoá xa hội chủ nghĩa nền sản xuất. Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trưòng ở nước này không thể là bản sao kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ở nước khác. Và đặc biệt, nền kinh tế thị trường được xây dựng ở mỗi nước phải mang màu sắc riêng của từng nước và phải theo một định hướng nhất định mà nước đó lựa chọn.
    Do đó chúng ta cần phải nắm vững tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá ở nước ta và trên cơ sở đó xây dựng và phát triển nền KTTT theo định hướng XHCN . Vì vậy, nghiên cứu KTTT có tầm quan trọng to lớn cho quá trình phát triển kinh tế ở nước ta.



    I. Lý Luận Chung Về Kinh Tế Thị Trường
    1. Kinh Tế thị Trường Và Những Đặc Trưng Cơ Bản Của Nó
    Lịch sử loài người đã chứng kiến các kiểu tổ chức KTXH: kinh tế tự cung , tự cấp, kinh tế hàng hoá( đi từ KT hàng hoá giản đơn của nông dân và thợ thủ công, rồi nó phát triển lên KT hàng hoá TB ), KTTT – nó được hình thành và phát triển dưới CNTB, khi hệ thống thị trường đã phát triển đồng bộ.
    Như vậy, KTTT là hình thức phát triển cao nhất của KT hàng hoá, trong đó từ sản xuất đến tiêu dùng đều thông qua thị trường
    KTTT là hình thức phát triển cao nhất của KT hàng hoá trong đó các quan hệ KTế đều đuợc tiền tệ hoá
    KTTT là KT hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố các mối quan hệ, các quy luật chi phối sự vận động của nền kinh tế hàng hoá
    Kinh tế thị truờng có những đặc trưng sau
    Giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm, là công cụ quan trọng thông qua cung cầu để kích thích điều tiết hoạt động giá cả thị trường và ngược lại giá cả thị trường cũng điều tiết cung cầu
    KTTT có sự can thiệp của NN vào kinh tế đảm bảo sự phát triển tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
    KTTT là một nền KT mở, mở cửa để hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
    KTTT là nền kinh tế, trong đó các chủ thể KT có tính chủ thể cao. Các chủ thể này độc lập, tách biệt nhau về mặt KTế, mặc dù đều nằm trong hệ thống phân công LĐXH, do đó trong SX, kinh doanh chúng vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau
    2. Kinh tế thị trường không những tồn tại khách quan mà còn cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH
    2a. KTế hàng hoá đang tồn tại khách quan trong nền kinh tế nước ta hiện nay vì:
    Thứ nhất, phân công LĐ xã hội ngày càng phát triển và mở rộng do cuộc cách mạng khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. ở nước ta phân công LĐXH bao gồm cả phân công lại LĐ trong nội bộ nền KTế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tham gia có hiệu quả vào phân công, hợp tác quốc tế. Phân công LĐXH phát triển thì những mối liên hệ kinh tế, những sự trao đổi hoạt động lao động trong xã hội thực hiện thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ là cách tốt nhất. Nhưng phân công LĐXH chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ, muốn tồn tại KTế hàng hoá thì phải có điều kiện thứ hai
    Thứ hai, sự độc lập và không phụ thuộc vào nhau giữa những người SX hàng hoá. Nền KTế quá độ trong thời kỳ quá độ là nền KTế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu khác nhau, do đó mà có nhiều chủ thể KTế khác nhau. Các chủ thể KTế này độc lập tách biệt nhau, không phụ thuộc vào nhau, mặc dù họ đều nằm trong hệ thống Phân công LĐXH. Trong SX và đời sống các chủ thể vừa hợp tác với nhau cùng tồn tại. Quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng con đường trao đổi hàng hoá theo cơ chế thị trường. Hơn nữa chính phát triển KT hàng hoá là cách tốt nhất để sử dụng những tiềm năng kinh tế của thành phần kinh tế. Tuy nhiên do LLSX xã hội hó chưa cao, chưa thể phân phối trực tiếp sản phẩm cho nhau mà còn phải sử dụng quan hệ hàng hoá, tiền tệ để tính toán hiệu quả KTế và trao đổi sản phẩm cho nhau. Hơn nữa quan hệ hàng hoá tiền tệ còn phải được sử dụng quan hệ kinh tế quốc tế
    KTế hàng hoá, KTế thị trường còn là tất yếu trong quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước trên thế giới, vì mỗi nước lại là một chủ thể kinh tế độc lập không phụ thuộc vào nhau trong nền kinh tế thị trường thế giới thống nhất
    2b. Sự cần thiết phải tiến hành kinh tế thị trường ở Việt Nam
    Cho đến những năm 80, về cơ bản, trong nền kinh tế nước ta sản xuất nhỏ vẫn còn phổ biến, trạng thái KTế tự nhiên hiện vật tự cung tự cấp còn chiếm ưu thế. Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo nàn lạc hậu và kém phát triển. Trong khi đó các nước phương tây nhờ có KTế thị trường mà họ trở nên giàu mạnh. điều đó được giải thích bởi lẽ KTTT mang trong nó nhiều ưu điểm nổi bật
    KTế thị trường tạo ra động lực thúc đẩy LLSX phát triển, cạnh tranh giữa những người sản xuất, nó đòi hỏi các chủ thể SX không ngừng áp dụng công nghệ mới vào SX để giảm chi phí đến mức tối thiểu, nâng cao năng suất lao động, hạ giá cả hàng hoá để có thể cạnh tranh với các loại hàng hoá khác. quá trình đó thúc đẩy LLSX phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội
    Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu của người tiêu dùng, của thị trường để quyết định sản xuất sản phẩm gì, chất lượng như thế nào. do đó KTế hàng hoá kích thích tính năng động, sáng tạo của chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, cũng như tăng khối lượng hàng hoá dịch vụ
    Phân công lao động là cơ sở tồn tại của kinh tế hàng hoá. Do đó quá trình hình thành và phát triển KTTT cũng chính là quá trình mở rộng phân công LĐXH và thúc đẩy quá trinh chuyên môn hoá sản xuất. Vì thế phát huy thế mạnh, tiềm năng , lợi thế của từng vùng, cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng kinh tế đối với nước ngoài
    Đồng thời, sự phát triển của KTTT sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung SX, tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có xã hội hoá cao, đồng thời chọn lọc những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, lao động ngành nghề đáp ứng nhu cầu của đất nước
    Đất nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển, do đó phát triển KTTT là một tất yếu kinh tế đối với nước ta, một nhiệm vụ, một mục tiêu số một đối với toàn Đảng, toàn dân ta trong bước đường tiếp theo.
    II. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
    1.Đặc Trưng Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCN ở VN
    Mô hình của kinh tế thị trường ở nước ta là một mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, thực chất của mô hình này là phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Mô hình kinh tế thị trường này không phải là mô hình KTTT tự do dưới CNTB cũng chưa phải là KTTT xã hội chủ nghĩa mà nó mới là KTTT mang tính chất định hướng XHCN
    Mô hình bao gồm những đặc trưng chung của KTTT, chịu sự chi phối của những quy luật vốn có của KTế hàng hoá: quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật giá trị. Trong nền KTTT định hướng XHCN , các phạm trù giá cả, cung cầu, cạnh tranh vẫn phát huy tác dụng. Giá cả là công cụ quan trọng thông qua cung cầu để kích thích, điều tiết hoạt động KTế của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường. Sự biến động của cung cầu kéo theo sự biến động của giá cả và ngược lại giá cả thị trươngf cũng điều tiết cung cầu. Về phạm trù cạnh tranh, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành giật những điều kiện kinh doanh thu ận lợi. Trong cuộc cạnh tranh đó có người thắng kẻ thua, nên sự phá sản không tránh khỏi. Có cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh được tiến hành bằng những hình thức, thủ đoạn phi kinh tế. Trong nền KTTT các chủ thể kinh tế có tính tự chủ cao, độc lập sản xuất với nhau do đó có sự tách biệt rõ ràng về mặt kinh tế giữa các chủ thể. Mặc dù nền KTTT định hướng XHCN mang những nét chung của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên cũng có những đặc trưng riêng khác biệt
    Sự khác biệt cơ bản lớn nhất đó là KTTT dựa trên nhiều quan hệ sở hữu về tư liệu SX gắn liền với kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác phải trở thành nền tảng và kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần KTế đều vận động theo định hướng chung và theo khuôn khổ pháp luật của nhà nước XHCN . Nếu đem KTTT theo định hướng XHCN so sánh với KTTT tư bản chủ nghĩa có những điểm khác biệt rõ rệt. Về chế độ sở hữu KTế tư bản luôn hoạt động trên nền tảng các chế đôh tư hữu về tư kiệu sản xuất. Còn trong nền KTTT xã hội chủ nghĩa nền kinh tế hoạt động trong môi trường đa dạng các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ công hữu giữ vai trò là nền tảng, kinh tế NN có vai trò chủ đạo. Về quan hệ phân phối trong KTTT tư bản tồn tại nhiều hình thức phân phối trong đó phân phối theo giá trị là chủ yếu thì trong KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam có nhiều quan hệ phân phối: phân phối theo lao động, phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi XH và tập thể, phân phối theo nguồn lực đống góp trong đó phân phối theo lao động là hình thức cơ bản và đây cũng là điểm khác biệt với KTTT. Trong KTTT tư bản nó phân hoá xã hội thành cực đối lập: giàu và nghèo. Hố giàu nghèo này ngày càng sâu và rộng ra, mâu thuẫn XH phải sinh ra giàu nghèo, nhà nước tư bản đã có những chính sách xã hội như trợ cấp cho người nghèo, người thất nghiệp Còn ở Việt Nam, sự phát triển và tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội. Công bằng xã hội là tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng KTế, thực hiện công bằng XH có nghĩa là người lao động thoát khỏi áp bức bóc lột, được phân công bằng nhau, tức là được hưởng thụ thành quả của mình. Đảng và Nhà nước thực hiện xoá đói giảm nghèo, bên cạnh đó là khuyến khích làm giàu hợp pháp. Ngoài ra sự tăng trưởng KTế gắn liền với sự phát triển văn hoá và giáo dục. Phát triển văn hoá giáo dục là xây dựng một nền văn hoá vừa đậm đà bản sắc dân tộc lại vừa tiếp thu tinh hoa các dân tộc trên thế giới. Phát triển giáo dục là để đào tạo nhân lực và nâng cao dân trí. Nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình KTế mở cả bên trong lẫn bên ngoài. Tồn tại trong nhiều hình thái KTXH, hoạt động của cơ chế thị trường không chỉ chịu sự tác động của các quy luật KTế hàng hoá nói chung mà còn sự chi phối của các quy luật KTế đặc thù của các phương thức SX chủ đạo. Và đặc trưng khác biệt nhất mà chỉ có nền KTTT định hướng XHCN có được là có sự quản lý KTế vĩ mô của Nhà nước để đảm bảo cho sự phát triển theo định hướng XHCN . Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước phải tôn trọng tính khách quan của KTTT và khắc phục những nhược điểm của nó



     
Đang tải...