Tiểu Luận Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp
    A.TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP:
    I.Khái niệm, vai trò, chức năng tài chính doanh nghiệp:
    1.Khái niệm về tài chính doanh nghiệp:
    a.Khái niệm về doanh nghiệp:
    Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
    Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có nhiều hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện bởi các doanh nghiệp chứ không phải các cá nhân. Mục đích chủ yếu là thực hiện hoạt động kinh doanh, nhiệm vụ chủ yếu của các doanh nghiệp là thực hiện hoạt động kinh doanh với mục tiêu cơ bản nhất là thu được lợi nhuận tối đa trong sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau tuỳ theo tiêu thức phân chia có các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư nhân.
    Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh sau đây: Kinh doanh cá thể, kinh doanh góp vốn, công ty.
    b.Khái niệm tài chính:
    Tài chính là những tổng thể mối quan hệ kinh tế được thực hiện dưới hình thức tiền tệ, tài chính được đặc trưng bởi sự độc lập tương đối của tiền tệ trong quá trình tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế xã hội.Tài chính phản ánh tổng hợp các quan hệ trong phân phối các nguồn lực tài chính thông qua tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm đáp ứng nhu cầu tích luỹ hay tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội.
    c.Tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ), phát sinh trong quá trình hình thàmh và sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho Nhà nước.
    - Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.
    - Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng: Quan hệ này được biểu hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ trên thị trường tài chính,doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.
    - Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động. Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường.
    - Quan hệ nội bộ doanh nghiệp: Đây là giữa các bộ phận sản xuất-kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và người chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí,v.v
    II.Phân tích tình hình khả năng thanh toán của công ty:
    1.Phân tích tình hình thanh toán:
    CHỈ TIÊU NĂM 2003 NĂM 2004 CHÊNH LỆCH
    Mức
    %

    A.CÁC KHOẢN PHẢI THU 26,220,849,732 37,207,714,562 10,986,864,830 41.9
    1.Phải thu khách hàng 16,133,291,488 24,992,600,595 8,859,309,107 54.91
    2.Trả trước cho người bán 845,035,000 1,147,794,253 302,759,253 35.83
    3.Phải thu nội bộ 5,406,911,096 7,525,405,888 2,118,494,792 39.18
    4.Phải thu khác 5,095,335,166 3,954,536,287 (1,140,798,879) (22.4)
    5.Dự phòng phải thu khó đòi (259,743,018) -412622461 (152,879,443) 58.86
    B.CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 31,112,364,837 36,189,508,944 5,077,144,107 16.32
    1.Phải trả người bán 4,960,167,352 6,344,431,594 1,384,264,242 27.91
    2.Người mua trả tiền trước 17,102,120,903 23,394,550,135 6,292,429,232 36.79
    3.Thuế và các khoản 95,592,654 43,340,553 (52,252,101) (54.7)
    4.Phải trả CNV 1,090,399,650 783,663,235 (306,736,415) (28.1)
    5.Phải trả nội bộ 6,147,168,078 4,412,773,427 (1,734,394,651) (28.2)
    6.Phải trả phải nộp khác 1,716,916,200 1,210,750,000 (506,166,200) (29.5)
    Đi sâu phân tích tình hình khả năng thanh toán, để thấy rõ sự biến động của các khoản phải thu, phải trả và cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ trong khả năng thanh toán nhằm giúp công ty làm chủ được tình hình tài chính. Trong kinh daonh việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là một nhân tố khách quan, khoản phải thu và khoản phải trả tồn tại ở mỗi công ty là điều tất yếu vấn đề ở đây là đi xem xét tính hợp lý của các khoản đó, với mục đích phân tích tình hình thanh toán của công ty. Căn cứ vào bảng phân tích tình hình thanh toán dưới đây ta tiến hành xem xét biến động của khoản phải thu, phải trả như sau:

    Đối với khoản phải thu của năm 2004 tăng so với năm 2003 một mức là 10.986.964.830 đồng với tỷ lệ tăng 41%. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản phải thu tăng do khoản phải thu của khách hàng tăng quá cao nó đã vượt lên một mức 8.859.309.107 đồng tương ứng tỷ lệ 54,91%. Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong khoản phải thu năm 2004 là 67,17% tăng so với năm 2003, chủ yếu các khách hàng lâu năm của công ty mua hàng với số lượng lớn và công ty có những ưu đãi cho họ trong thanh toán, nhưng đến thời điểm lập bảng cân đối chưa phải là thời điểm trả tiền. Đặc biệt hiện nay hình thức bán chịu ngày càng được phổ biến rộng rãi trên thị trường và công ty cũng đang áp dụng hình thức này
     
Đang tải...