Luận Văn Những vấn đề cơ bản về hoạt động đấu thầu

Thảo luận trong 'Đấu Thầu' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

    I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG

    1. Khái niệm đấu thầu nói chung
    Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
    ã "Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu.
    ã "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư . Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
    2. Khái niệm về đấu thầu xây dựng
    Đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng.
    3. Ý nghĩa của công tác đấu thầu
    Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế nước nhà, ngày càng có nhiều các dự án đầu tư và xây dựng trong nước cũng như đầu tư nước ngoài. Các công trình đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ và giá cả. Vì vậy, câu hỏi đặt ra với các chủ đầu tư là làm thế nào để lựa chọn được các tổ chức và cá nhân có khả năng thực hiện tốt nhất những công việc trong chu trình của dự án ?
    Lịch sử phát triển và quản lý dự án trong nước và quốc tế đã khẳng định, đấu thầu là phương pháp có hiệu quả cao nhất thực hiện mục tiêu này, đảm bảo cho sự thành công của chủ đầu tư . Đấu thầu được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu.
    4. Vai trò của đấu thầu trong xây dựng
    4.1. Đối với các nhà thầu
    - Đối với nhà thầu xây dựng, thắng thầu đồng nghĩa với việc mang lại công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao uy tín của nhà thầu trên thương trường, thu được lợi nhuận, tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm trong thi công và quản lý, đào tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật vững tay nghề, máy móc thiết bị thi công được tăng cường.
    - Hoạt động đấu thầu được tổ chức theo nguyên tắc công khai và bình đẳng, nhờ đó các nhà thầu sẽ có điều kiện để phát huy đến mức cao nhất cơ hội tìm kiếm công trình và khả năng của mình để trúng thầu.
    4.2. Đối với chủ đầu tư
    - Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn được các nhà thầu có khả năng đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, tiến độ đặt ra của công trình. Trên cơ sở đó giúp cho chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vốn đầu tư , đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ công trình.
    - Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư cũng sẽ nắm bắt được quyền chủ động, quản lý có hiệu quả và giảm thiểu được các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư do toàn bộ quá trình tổ chức đấu thầu và thực hiện kết quả đấu thầu được tuân thủ chặt chẽ theo quy định của pháp luật và sau khi chủ đầu tư đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ về mọi mặt.
    - Để đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đấu thầu của chủ đầu tư phải tự nâng cao trình độ của mình về các mặt nên việc áp dụng phương thức đấu thầu còn giúp cho chủ đầu tư nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ công nhân viên.
    4.3. Đối với Nhà nước
    - Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng, quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chế và loại trừ được các tình trạng như: thất thoát lãng phí vốn đầu tư đặc biệt là vốn ngân sách, các hiện tượng tiêu cực phát sinh trong xây dựng cơ bản.
    - Đấu thầu tạo nên sự cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong ngành cũng như trong nền kinh tế quốc dân.


    II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUY CHẾ ĐẤU THẦU

    1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
    1. 1. Phạm vi áp dụng
    Quy chế đấu thầu áp dụng để lựa chọn nhà thầu cho các dự án đầu tư tại Việt Nam phải được tổ chức đấu thầu và thực hiện tại Việt Nam.

    1. 2. Đối tượng áp dụng
    ỹ Các dự án đầu tư thực hiện theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng có quy định phải thực hiện Quy chế đấu thầu là các dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển, bao gồm:
    a. Các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng.
    b. Các dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới.
    c. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn.
    ỹ Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham gia của các tổ chức kinh tế nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước) từ 30% trở lên vào vốn pháp định, vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần.
    ỹ Các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của tổ chức nước ngoài được thực hiện trên cơ sở nội dung Điều ước được các bên ký kết (các bên tài trợ và các bên Việt Nam). Trường hợp có những nội dung trong dự thảo Điều ước khác với Quy chế này thì cơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết điều ước phải trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định trước khi ký kết.
    ỹ Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện:
    a. Đối với dự án đầu tư trong nước, chỉ thực hiện khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dự án.
    b. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ tổ chức đấu thầu theo quy chế này khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dự án hoặc Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu phải đấu thầu để lựa chọn đối tác đầu tư thực hiện dự án.
    Đấu thầu khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia bao gồm:
    + Các dự án liên doanh
    + Các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
    + Các dự án BOT, BT, BTO.
    + Các dự án khác cần lựa chọn đối tác đầu tư .
    2. Nguyên tắc đấu thầu
    Nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, công bằng và hiệu quả trong đấu thầu, chủ thể quản lý dự án phải đảm bảo nghiêm túc các nguyên tắc sau:
    2. 1. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau
    Mỗi cuộc đấu thầu đều phải dược thực hiện với sự tham gia của một số nhà thầu có đủ năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ. Điều kiện đặt ra với các đơn vị ứng thầu và thông tin cung cấp cho họ phải ngang nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử.
    2. 2. Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ
    Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết, rõ ràng và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách, yêu cầu chất lượng của công trình hay hàng hoá dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thực hiện. Để đảm bảo nguyên tắc này, chủ thể quản lý dự án phải nghiên cứu, tính toán, cân nhắc thấu đáo để tiên liệu rất kỹ và rất chắc chắn về mọi yếu tố có liên quan, phải cố gắng tránh tình trạng chuẩn bị sơ sài, tắc trách.
    2. 3. Nguyên tắc đánh giá công bằng
    Các hồ sơ phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một chuẩn mực và được đánh giá bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực và phẩm chất. Lý do để ''được chọn " hay 'bị loại " phải dược giải thích đầy đủ để tránh ngờ vực.
     
Đang tải...