Luận Văn Những vấn đề cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí - Sản lượng - lợi nhuận

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài:
    NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN (C.V.P)

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

    Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, môi trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp mở rộng và phát triển thị trường, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Mọi doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận đều hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, trong đó mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C.V.P) với các biến số có quan hệ hữu cơ với nhau luôn là nỗi trăn trở của các nhà quản lý trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, là cơ sở để đưa ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng Các nhà quản trị sẽ tổ chức, phối hợp, ra quyết định và kiểm soát mọi hoạt động trong công ty, nhằm mục tiêu chỉ đạo hướng dẫn công ty để đạt được lợi nhuận cao nhất bằng cách phân tích đánh giá và đề ra những dự án chiến lược trong tương lai. Qua việc phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, các nhà quản trị sẽ biết ảnh hưởng của từng yếu tố như giá bán, sản lượng, kết cấu mặt hàng và đặc biệt là ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận như thế nào, đã, đang và sẽ làm tăng, giảm lợi nhuận ra sao. Ngoài ra, thông qua việc phân tích dựa trên những số liệu mang tính dự báo sẽ phục vụ cho các nhà quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và cả hoạch định kế hoạch trong tương lai.
    Với những đặc điểm trên, việc ứng dụng mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận vào mỗi công ty là vô cùng cần thiết, trong phần này tôi xin đi vào làm rõ một số vấn đề cơ bản về phân tích mối quan hệ C.V.P.

    II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
    1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ-KHỐI LƯỢNG -LỢI NHUẬN:
    Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (Cost – Volume – Profit) là là kỹ thuật đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi về chi phí và sản lượng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
    Việc phân tích thông qua mô hình C.V.P không chỉ giúp việc lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, xây dựng chiến lược tiêu thụ, chiến lược marketing nhằm khai thác có hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn giúp ích nhiều cho việc xem xét rủi ro của doanh nghiệp, nó vừa là một công cụ hữu ích hỗ trợ cho nhà quản trị khi chọn lọc thông tin phù hợp trong quá trình ra quyết định.
    2. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ C.V.P:
    Mục đích của phân tích C.V.P chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác là nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này. Dựa trên những dự báo về khối lượng hoạt động, doanh nghiệp đưa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.
    Để thực hiện phân tích mối quan hệ C.V.P cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách chi phí của doanh nghiệp thành chi phí biến đổi, cố định, phải hiểu rõ Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích.
    3. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ:
    Một khi chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành yếu tố biến đổi và cố định, người quản lý sẽ vận dụng cách ứng xử của chi phí này để lập ra một báo cáo kết quả kinh doanh và chính dạng báo cáo này sẽ được sử dụng rộng rãi như một kế hoạch nội bộ và một công cụ để ra quyết định.
    Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí có dạng như sau:
    Doanh thu xxxxxx
    Biến phí xxxxx
    Số dư đảm phí xxxx
    Định phí xxx
    Lợi nhuận xx
    4. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH C.V.P:
    4.1 Số dư đảm phí:

    Số dư đảm phí (SDĐP) là một chỉ tiêu biểu hiện chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và biến phí sản xuất kinh doanh. SDĐP được sử dụng trước hết để bù đắp biến phí, số dư ra chính là lợi nhuận. SDĐP có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.
    SDĐP khi tính cho một đơn vị sản phẩm còn gọi là phần đóng góp, vậy phần đóng góp là phần còn lại của đơn giá bán sau khi trừ cho biến phí đơn vị.
    Nếu gọi: Q: Sản lượng tiêu thụ của một loại sản phẩm nào đó
    P: Đơn giá bán của sản phẩm
    VC: Biến phí đơn vị sản phẩm
    Ta có: SDDP từng đơn vị sản phẩm: (P-VC)
    SDDP của một loại sản phẩm: (P-VC)Q
    Ta có báo cáo thu nhập theo SDĐP như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...