Luận Văn Những vấn đề cơ bản của điều tra thống kê và vận dụng để xây dựng phương án điều tra

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Thống kê học ra đời, phát triển theo nhu cầu thực tiễn của xã hội và là một trong những môn khoa học xã hội có lịch sử lâu đời nhất. Trước khi trở thành một môn khoa học độc lập, thống kê học đã có một lịch sử phát triển khá lâu. Đó là một quá trình tích lũy kinh nghiệm từ đơn giản đến phức tạp, được rút dần thành lý luận khoa học và ngày càng hoàn chỉnh. Những thành tựu nổi bật của khoa học tự nhiên trong thế kỷ XVIII, đặc biệt là sự ra đời của lý thuyết xác suất và thống kê toán đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thống kê học. Kể từ đó thống kê có sự phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện. Kể từ khi ra đời, thống kê ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng. Đồng thời các con số thống kê cũng là cơ sở quan trọng nhất để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiến lược và các chính sách kinh tế- xã hội. Trên giác độ quản lý vĩ mô, thống kê không những có vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong xã hội mà còn phải xây dựng cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ chức đơn vị. Mục đích cuối cùng của một cuộc nghiên cứu thống kê là thu thập những thông tin định lượng về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở đó phát hiện bản chất quy luật phát triển của hiện tượng, giải quyết được một vấn đề lý thuyết hoặc một yêu cầu nhất định của thực tiễn. Tất cả các công việc này được gọi là hoạt động thống kê. Điều tra thống kê là giai đoạn mở đầu của quá trình hoạt động thống kê. Là một khâu rất quan trọng trong hoạt động thống kê điều tra thống kê có nhiệm vụ thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu. Đây là những thông tin sơ cấp, nếu làm tốt giai đoạn này thì các thông tin, số liệu mới thu thập được một các trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời, tạo điều kiện để thực hiện tốt các giai đoạn tiếp theo. Điều tra thống kê được thực hiện trong rất nhiều lĩnh vực với quy mô, phạm vi, nguồn lực, kinh phí khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng điều tra và điều kiện thực tế. Để hiểu rõ hơn về phương pháp điều tra thống kê, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “ Những vấn đề cơ bản của điều tra thống kê và vận dụng để xây dựng phương án điều tra.” Việc nghiên cứu bao gồm điều tra thống kê và sử dụng số liệu thu được từ điều tra để phân tích Chất lượng học tập của sinh viên K47D, trường Đại học Thương Mại. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo đã giúp chúng em hoàn thành đề tài này.

    Mục lục

    Chương I: Lý luận chung về điều tra thống kê

    I. Khái niệm, ý nghĩa của điều tra thống kê.
    1. Khái niệm.
    2. Ý nghĩa của điều tra thống kê.

    II. Các loại điều tra thống kê.
    1.Căn cứ vào tính liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra, ta có thể phân biệt hai loại điều tra thống kê. a. Điều tra thường xuyên. b.Điều tra không thường xuyên. 2.Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống kê được phân thành 2 loại: a.Điều tra toàn bộ b.Điều tra không toàn bộ.

    III. Hình thức của điều tra thống kê.
    1.báo cáo thống kê định kỳ.
    2.điều tra chuyên môn.
    IV. Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê.
    1. phương pháp trực tiếp.
    2. Phương pháp gián tiếp.
    V. Những vấn đề cơ bản của điều tra thống kê.
    1. Mục đích điều tra.
    2.Đối tượng điều tra và đơn vị điều tra.
    3. Nội dung điều tra.
    4. Thời điểm, thời kỳ và thời hạn điều tra.
    5. biểu mẫu và bảng ghi chép cách ghi biểu.
    Chương II: Vận dụng xây dựng phương án điều tra thống kê điểm trung bình thực hành của sinh viên K47D trường đại học Thương Mại. 1.Mục đích thống kê. 2.Đối tượng, phạm vi và đơn vị điều tra. 3.Nội dung điều tra. 4.Phiếu điều tra 5. Thời điểm điều tra và thời kỳ thu thập số liệu 6. Phương pháp điều tra 7. Kế hoạch tiến hành điều tra 8. Tổ chức thực hiện






    Chương I: Lý luận chung về điều tra thống kê

    I: Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của điều tra thống kê 1.Khái niệm. Sau khi xác định được nội dung nghiên cứu biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu cụ thể, người ta tiến hành thu thập tài liệu cần thiết của từng đơn vị tổng thể thuộc đối tượng nghiên cứu.Việc thu thập thông tin của từng đơn vị cụ thể gọi là điều tra thống kê. Điều tra thống kê thường tiên hành điều tra các hiện tượng như là: tình hình dân số, tình hình sản xuất của doanh nghiệp, sản lượng các loại cây trồng, Định nghĩa: Điều tra thống kê là tổ chức thu thập tài liệu về hiện tượng nghiên cứu một cách khoa học và theo khái niệm thống nhất, dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã xác định.
    Điều 3 Luật Thống kê 2003 định nghĩa “Điều tra thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo phương án điều tra”. Định nghĩa này hoàn toàn phù hợp với khái niệm nêu trên bởi lẽ phương án điều tra thống kê sẽ quy định rõ về mục đích, ý nghĩa, toàn bộ quá trình tổ chức, điều kiện thời gian, không gian của cuộc điều tra. Tính khoa học, tính kế hoạch của cuộc điều tra được thể hiện rõ trong phương án này. Thống kê nghiên cứu hiện tượng số lớn, do đó việc thu thập tài liệu thường tiến hành trong phạm vi rộng, gồm nhiều đơn vị tổng thể rất phức tạp, đòi hỏi việc thu thập tài liệu phải được chuẩn bị chu đáo, tổ chức khoa học và theo kế hoạch thống nhất, mới đem lại kết quả điều tra đúng đắn, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Điều tra thống kê được thực hiện đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong trường hợp: - Thu thập những thông tin thống kê từ các tổ chức không phải từ chế độ báo cáo thống kê. - Khi cần bổ sung thông tin từ các tổ chức có thực hiện chế độ báo cáo thống kê. - Thu thập thông tin từ các hộ hoặc cơ sở kinh doanh cá thể, hộ gia đình, cá nhân. - Thu thập thông tin thống kê khi có nhu cầu đột xuất. Ví dụ : - Để tiến hành công tác tổng kiểm kê đất đai trên toàn quốc chúng ta phải tiến hành thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ, trên địa bàn từng xã, huyện, tỉnh do đó công tác chuẩn bị và tiến hành công tác này rất công phu.
    - Điều tra dân số trên quy mô toàn quốc, chúng ta phải tiến hành thu thập tài liệu về từng người dân như : họ tên, tuổi, giới tính trình độ văn hóa, dân tộc, tôn giáo,
    2. Ý nghĩa của điều tra thống kê. Đây là giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu thống kê. Nó có nhiệm vụ thu thập số liệu ban đầu để làm căn cứ cho các bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê. Số liệu điều tra thống kê là cơ sở để xây dựng kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nó giúp Đảng và Nhà nước năm được thực trạng nền kinh tế đất nước, từ đó có biện pháp tích cực để khai thác tài nguyên khoáng sản và nhân lực của đất nước. Trên cơ sở tài liệu của điều tra thống kê Đảng và Nhà nước có chủ trương đường lối chính sách phát triển và quản lý kinh tế xã hội phù hợp.
    Điều tra thống kê, nếu được tổ chức theo những nguyên tắc khoa học, chặt chẽ, sẽ đáp ứng được nhiều yêu cầu khác nhau về lý thuyết cũng như thực tế. · Trước hết, tài liệu do điều tra thông kê thu được là căn cứ tin cậy để kiểm tra, đánh giá thực trạng của hiện tượng nghiên cứu. Điều tra thống kê sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức và đặc biệt là các cơ quan quản lý sẽ đánh giá khách quan , chính xác hơn về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa. Từ đó, các doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược phát triển cho công ty mình để thu được nhiều lợi nhuận hơn từ việc đầu tư kinh doanh. Nhà nước nắm được tình trạng của đất nước, có biện pháp tích cực để khai thác tài nguyên khoáng sản và nhân lực của đất nước và từ đó đề ra được chủ trương đường lối chính sách phát triển cho đất nước. · Thứ hai, tài liệu điều tra là cơ sở tiến hành các bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê. Vì thế, tài liệu điều tra phải được thu thập theo đúng nội dung và đảm bảo đầy đủ về số lượng chỉ tiêu, số đơn vị tổng thể. Mặt khác, tài liệu điều tra phải cung cấp đúng thời gian quy định mới tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành các bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu thống kê. · Thứ ba, những tài liệu điều tra thống kê cung cấp một cách hệ thống còn là căn cứ cho việc phát hiện, xác định xu hướng, quy luật biến động của hiện tượng và dự đoán tình hình trong tương lai. Đây là một căn cứ quan trọng để giúp cho các công ty nắm bắt được xu thế phát triển để có quyết định kinh doanh chính xác. II. Các loại điều tra thống kê 1. Căn cứ vào tính liên tục, tính hệ thống của các cuộc điều tra, ta có thể phân biệt hai loại điều tra thống kê: a. Điều tra thường xuyên: là việc tiến hanh thu thập ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng nghiên cứu một cách liên tục có hệ thống và thường là theo sát quá trình phát sinh phát triển của hiện tượng. Ví dụ:- việc tổ chức phân công lao động của một doanh nghiệp - Điều tra nhân khẩu địa phương (đến, đi, sinh, tử .) - Theo dõi số công nhân đi làm hằng ngày tại doanh nghiệp, ghi chép số sản phẩm xuất nhập kho - Hình thức tổ chức của điều tra thường xuyên: Báo cáo thống kê định kỳ.Đây là một hình thức thu thập số liệu dựa vào các biểu mẫu báo cáo ghi số liệu vào biểu mẫu và gửi lên cấp trên. Các báo cáo này được ghi thường xuyên, định kỳ theo nội dung, phương pháp, biểu mẫu và chế độ báo cáo đã được quy định sẵn. b. Điều tra không thường xuyên: là tiến hành thu thập , ghi chép tài liệu ban đầu của hiện tượng một cách không liện tục, không gắn với quá trình phát sinh, phát triển của hiên tượng. - Đối tượng điều tra: hiện tượng ít biến động, biến động chậm hoặc không cần theo dõi thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên để tiện cho viêc theo dõi phân tích sự biến động của hiện tượng các cuộc điều tra không thường xuyên cũng được lặp đi lặp lại theo chu kỳ nhất định. Ví dụ: tổng điều tra dân số 10 năm một lần, điều tra bão lụt thiệt hại thiên tai, điều tra nông nghiệp. - Hình thức tổ chức điều tra : các cuộc điều tra chuyên môn, mỗi cuộc điều tra được tiến hành với phương pháp quy định riêng 2. Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế, điều tra thống kê được phân thành 2 loại: a. Điều tra toàn bộ: là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên toàn thể các đơn vị thuộc đối tượng điều tra, không loại trừ bất kỳ đơn vị nào Ví dụ: các cuộc tổng điều tra dân số ở nước ta vào ngày 1/10/1979, ngày 1/4/1989 và 1/4/1999 - Đặc điểm: điều tra toàn bộ cung cấp tài liệu đầy đủ nhất , toàn diện và trực tiếp nên nó đáp ứng được nhiều yêu cầu nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên nó đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn, số người tham gia đông và thời gian dài/ b. Điều tra không toàn bộ: là tiến hành thu thập tài liệu ban đầu trên một số đơn vị được chọn trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung. Ví dụ: điều tra giá cả của một số hàng hóa - Đặc điểm: vừa có điều kiện mở rộng nội dung điều tra vừa thu thập số liệu chi thiết trên nhiều mặt của hiện tượng vừa có thể kiểm tra, đánh giá độ chính xác của số liệu thu được một cách thuận lợi. Tuy nhiên nó luôn phát sinh sai số do chỉ dựa trên có sở số liệu của một số ít đơn vị đẻ nhận định đánh giá cho toàn bộ hiện tượng nghiên cứu. - Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị để điều tra ta có thể phân chia điều tra không toàn bộ thành 3 loại: + Điều tra chọn mẫu : là một loại điều tra không toàn bộ trong đó người ta chỉ chọn ra một số đơn vị để tiến hành điều tra thực tế. kết quả điều tra được sử dụng để đánh giá, suy rộng cho toàn bộ hiện tượng. Trong điều tra chọn mẫu người ta lưu ý đến 2 vấn đề: ü Lựa chọn các đơn vị mẫu sao cho đại diện cho toàn bộ tổng thể ü Sử dụng công thức nào để tính toán cho toàn bộ tổng thể Ví dụ : điều tra một số hộ gia đình trong 1 địa phương nào đó để thu thập tài liệu về thu nhập, nghề nghiệp, . Để suy đoán về đời sống nhân dân địa phương đó Kiểm tra chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thị trường, điều tra năng suất cây trồng vật nuôi. + Điều tra trọng điểm: người ta chỉ tiến hành điều tra ở một bộ phận chủ yếu của tổng thể chung. Kết quả điều tra không được dùng để suy rộng cho toàn bộ tổng thể. Loại điều tra này thích hợp với đối tượng có những bộ phận tương đối tập trung, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thể. Ví dụ : nghiên cứu tình hình trồng dưa hấu ở Tiền Giang, trồng cà phê ở Tây Nguyên . + Điều tra chuyên đề: là loại điều tra được tiến hành trên một số rất ít, thậm chí chỉ một đơn vị của tổng thể, nhưng lại đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh khác nhau của đơn vị đó. Loại điều tra này thường dùng để nghiên cứu những vấn đề mới phát sinh, nghiên cứu kinh nghiệm của các đơn vị tiên tiến, ví dụ: điều tra hiệu quả của thâm canh một số loại cây trồng, điều tra trình độ phát triển hàng hóa của các hộ gia đình. III: Các hình thức của điều tra thống kê Điều tra thống kê có thể tổ chức theo hai hình thức đó là báo cáo thống kê và điều tra chuyên môn. 1.Báo cáo thống kê định kỳ · Báo cáo thống kê định kỳ: thu thập thông tin thống kê một cách thường xuyên, định kỳ theo hình thức, nội dung, phương pháp và chế độ báo cáo thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Ví dụ phiếu thu thập thông tin DN thương mại tháng · Đặc điểm: Trong hình thức này sử dụng phổ biến loại điều tra toàn bộ và thường xuyên, thu thập thông tin gián tiếp. Nội dung: Chỉ thu thập được một số chỉ tiêu chủ yếu phục vụ cho các kế hoạch và quản lý của doanh nghiệp, các cấp, các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Những chỉ tiêu trong báo cáo thống kê được cụ thể thành các biểu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...