Báo Cáo Những vấn đề chung về khách sạn sài gòn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những vấn đề chung về khách sạn sài gòn

    LỜI MỞ ĐẦU
    Nghị quyết 45/CP của Chính Phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước với quan điểm như vậy một trong những nhiệm vụ cụ thể mà nghị quyết 45/CP đã đề ra để thúc đẩy sự nghiệp Du lịch của đất nước “Phát triển nhanh hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển Du lịch”. Mà điển hình là hệ thống khách sạn với các yếu tố: các cơ sở dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí - Đây là một trong những thành phần quan trọng đặc thù trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Du lịch. Hoạt động khách sạn là phần không thể tách rời khỏi hoạt động Du lịch”.
    Trong những năm qua nhờ đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước về kinh tế và mở rộng ngoại giao với nhiều nước cộng với điều kiện chính trị ổn định đã tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Với tốc độ nhanh, tính đến năm 1997 đã lên tới 1,7 triệu khách Quốc tế thêm vào đó số lượng khách trong nước đi du lịch ở Việt Nam cũng đã tăng đáng kể. Khách sạn - cơ sở vật chất của ngành du lịch cũng đã được các ban ngành, đoàn thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, đối tác liên doanh với nước ngoài - đã đổ xô vào việc nâng cấp, cải tạo xây dựng mới các khách sạn với hy vọng thu được lợi nhuận cao ở các ngành kinh doanh dịch vụ này. Vì vậy đã làm cho số lượng khách sạn tăng lên một cách đột biến, làm mất cân bằng giữa cung và cầu, công suất sử dụng phòng thấp, các khách sạn đua nhau hạ giá để cạnh tranh khách. Vì vậy đã đặt các nhà quản lý vào những trăn trở làm thế nào để khẳng định được vị trí của khách sạn mình trên thương trường.
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÁCH SẠN SÀI GÒN
    Khách sạn Sài Gòn được thành lập theo nghị định 28/HĐBT ngày 22 tháng 3 năm 1989 của HĐBT giữa hai doanh nghiệp quốc doanh trong nước là công ty dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội và công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó vốn đóng góp của công ty dịch vụ Du lịch đường sắt Hà Nội là 51% và công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh là 49%.
    Được Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam đồng ý và Bộ giao thông vận tải ra quyết định 358/-358QĐ/TTCB-LĐ ngày 28 tháng 2 năm 1991 về việc thành lập công ty liên doanh khách sạn Hồng Hà và quyết định 584QĐ/TCCB - LĐ ngày 6 tháng 4 năm 1992 đổi tên khách sạn Đường Sắt - 80 Lý Thường Kiệt cũ thành khách sạn Sài Gòn.
    Sau 14 tháng cải tạo và xây dựng đến ngày 27 tháng 10 năm 1992 khách sạn chính thức mở cửa và đón khách liên tục cho đến nay.
    Khách sạn được xếp hạng 3 SAO gồm 5 tầng trong đó tầng 1 được dùng để tổ chức các hoạt động chung như phòng lễ tân, bếp nhà hàng và một số hoạt động khác nhằm giúp cho hoạt động của khách sạn được thuận lợi hơn, còn tầng 2, 3, 4, 5 được dùng để kinh doanh dịch vụ lưu trú với 44 phòng và được chia ra làm 4 thứ hạng phòng khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách có thể lựa chọn phù hợp với sự mong muốn và khả năng thanh toán của họ.
    Khách sạn có một nhà hàng mở liên tục từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm và có khả năng phục vụ được 80 khách. Ngoài ra còn có 2 phòng đa năng khác có thể nhận đặt tiệc, sinh nhật, có 4 phòng Massage và một văn phòng cho thuê dùng cho tổ chức hội nghị, hội thảo.
    Qua việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn một vài năm qua có thể thấy rằng: về kế hoạch thì năm 1998 cao hơn so với năm 1997 về doanh thu. Nhưng khi đi sâu vào từng bộ phận để đánh giá hiệu quả nhận thấy rõ đều giảm khá lớn về doanh thu của năm 1998 so với năm 1997, nhìn chung về mặt bằng các khách sạn trên địa bàn Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung đều nằm trong tình trạng đó.
    Quá trình hoạt động của mình khách sạn Sài Gòn cũng đã khẳng định mình trong việc phục vụ. Khách sạn đã có một cơ sở vật chất khá đồng bộ tuy đã xuống cấp phần nào. Về đội ngũ những người lao động trong khách sạn thì có tác phong phục vụ văn minh, lịch sự, đúng quy trình . và họ còn là những người có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ tương đối cao. Các dịch vụ bổ sung đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách.
    Vì vậy qua báo cáo đã nêu lên được phần nào thực trạng hiệu quả kinh doanh của khách sạn Sài Gòn trong những năm gần đây. Mặc dù về tình hình kinh tế, xã hội cuả khu vực Đông Nam Á có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh khách sạn trong nước.
    Báo cáo phần nào nêu lên được những hạn chế đang tồn tại và những mặt tích cực của khách sạn để từ đó đưa ra những ý kiến, đề xuất, những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong khách sạn, nâng cao hiệu quả trong các khâu, các bộ phận nhằm giúp cho khách sạn khẳng định được vị thế của mình trên thương trường.
    Do thời gian thực tập tổng hợp không dài, thời gian nghiên cứu, tìm hiểu còn hạn chế, trình độ bản thân còn hạn chế nên báo cáo còn nhiều thiếu sót và chưa đầy đủ vì vậy em mong có sự đóng góp ý kiến bổ sung và sửa chữa của thầy cô giáo để đề tài hoàn thiện hơn.
    Khách sạn Sài Gòn cũng nằm trong số đó. Do vậy các nhà quản lý phải làm thế nào, và đã làm được gì để hoạt động kinh doanh của khách sạn mình có hiệu quả ngày càng phát triển và nâng cao hơn nữa. Qua đó báo cáo tổng hợp về khách sạn trong thời gian những năm gần đây phần nào đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.
    Do khuôn khổ hạn hẹp của báo cáo nên không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn
     
Đang tải...