Tài liệu Những vấn đề chung về hệ thống và hệ thống canh tác

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    .1.1 Bối cảnh sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
    Giai đoạn 1975 – 1985:
    Sau thống nhất đất nước, chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ theo học thuyết phát triển kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin, nông dân phải làm ăn theo phương thức tập thể với sự ra đời hàng loạt tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp. Mục tiêu của sản xuất là tự túc lương thực và cố gắng xóa bỏ tầng lớp bóc lột trong nông thôn, thông qua bình quân ruộng đất rồi tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Phương án sản xuất được xây dựng dựa theo kế hoạch phát triển kinh tế tập trung có sự chỉ đạo từ cấp trên giao xuống. Khái niêm về nông dân cá thể không được công nhận lúc bấy giờ. Theo chiến lược này, sản xuất lúa có tăng nhưng không theo kịp đà tăng dân số (khoảng 2,3% mỗi năm). Thêm vào đó, vai trò chủ đạo của nông dân không còn, nông dân tiên tiến không còn phát huy được khả năng của mình.
    Giai đoạn 1986 đến nay:
    Qua thực tiễn quan hệ sản xuất lúc bấy giờ bộc lộ yếu kém, nền kinh tế trì trệ. Nhận thức được vấn đề này, từ Đại hội ĐSC Việt Nam lần thứ VI năm 1986, Đảng và Chính phủ bắt đầu có những thay đổi về chính sách quản lý nông nghiệp. Nghị quyết 10 về khoán hộ, giao quyền sử dụng đất lâu dài, kinh tế nhiều thành phần, công nhận vai trò của nông dân cá thể, cho vay tín dụng, chính sách thị trường hóa mua bán nông sản phẩm vật tư nông nghiệp, chính sách giá cả, chính sách xuất khẩu . cùng các yếu tố khác như nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy lợi giúp tăng diện tích tưới tiêu chủ động, khai hoang phục hóa các diện tích đất chưa sử dụng đưa vào canh tác. Chính các yếu tố này, nhất là việc thay đổi nhanh chóng và cơ bản về các chính sách nông nghiệp phù hợp đã giúp Việt Nam tăng nhanh sản lượng lương thực, nhất là lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí bắt đầu xuất khẩu gạo từ năm 1989 với số lượng hơn 1,6 triệu tấn. Giải quyết cơ bản được bài toán lương thực tồn tại từ nhiều năm trước đó và trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản. Thành tựu này đã làm kinh ngạc và thay đổi suy nghĩ, cách nhìn về Việt Nam của cả thế giới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...