Đồ Án Những vấn đề chung cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Những vấn đề chung cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước


    I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
    1.Cổ phần hoá.
    Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp , cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp qui định tại khoản 3 điều 55 và khoản 1 điều 58 của luật doanh nghiệp . Cổ đông có thể là tổ chức cá nhân số lượng cổ đông tối thiểu là 3 không hạn chế tối đa. Công ty cổ phần được phép phát hành chứng khoán và có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
    Cổ phần hoá là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, biến doanh nghiệp một chủ thành doanh nghiệp của nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu đơn nhất sang sở hữu chung thông qua chuyển một phần tài sản cho người khác, cổ phần hoá có thể áp dụng với tất cả các doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ duy nhất. Vì thế doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .đều có thể cổ phần hoá.


    2. Cổ phần hoá DNNN
    DNNN được định nghĩa ở điều 1 luật DNNN: “ Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thưc công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. Định nghĩa này chứa đựng những thay đổi cơ bản trong nhận thức của các nhà lập pháp và hoạch định chính sách đối với các thành phần kinh tế. Như vậy việc xác định DNNN không hoàn toàn dựa vào tiêu chí sở hữu như trước đây ( trước đây doanh nghiệp được Nhà nước thành lập, đầu tư vốn, tổ chức quản lí được coi là DNNN trong đó sở hữu được coi là tiêu chí cơ bản nhất); tiêu chí quyền chi phối được áp dụng trong luật DNNN năm 2003 là tiêu chí định lượng, tính chất định lượng thể hiện ở phần vốn góp của Nhà nước trong toàn bộ vốn của doanh nghiệp . Như vậy quyền kiểm soát được coi là tiêu chí cơ bản để xác định một doanh nghiệp có phải là DNNN hay không, đây có thể coi là một bước tiến trong cách tiếp cận DNNN.
    Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu một phần tài sản của Nhà nước, biến doanh nghiệp từ sở hữu của Nhà nước thành dạng sở hữu hỗn hợp trong đó Nhà nước có thể giữ một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp cũng như vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế.
    Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường được đại hội ĐảngVI khởi xướng đã tạo ra những điều kiện tiền đề để cải cách triệt để hơn đối với DNNN, thông qua việc cổ phần hoá chúng. Sở dĩ cổ phần hoá được coi là giải pháp triệt để vì nó giải quyết được căn nguyên trong tổ chức quản lí và hoạt động của DNNN đó là sở hữu. Cổ phần hoá DNNN chấp nhận sự dung hoà của nhiều thành phần kinh tế khác nhau mà trước hết là các doanh nghiệp . Cổ phần hoá làm thay đổi kết cấu sở hữu của chúng.

    3. Mục tiêu của cổ phần hoá.
    Mục tiêu cuối cùng cao nhất của cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có thể rút ra cổ phần hoá nhằm giải quyết tập hợp năm mục tiêu sau đây:
    3.1. Giải quyết vấn đề sở hữu đối với khu vực quốc doanh hiện nay. Chuyển một phần tài sản thuộc sở hữu của nhà nước thành sở hữu của các cổ đông nhằm xác định người chủ sở hữu cụ thể đối với doanh nghiệp khắc phục tình trạng “vô chủ” củatưliệu sản xuất. Đồng thời cổ phần hoá tạo điều kiện thực hiện đa dạng hoá sở hữu, làm thay đổi mối tơng quan giữa các hình thức và loại hình sở hữu, tức là điều chỉnh cơ cấu các sở hữu.
    3.2. Cơ cấu lại khu vực kinh tế quốc doanh cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước sẽ thu hẹp khu vực kinh tế quốc doanh về mức cần thiết hợp lí.
    3.3. Huy động được một khối lượng lớn vốn nhất định ở trong và ngoài nước để đầutưcho sản xuất kinh doanh thông qua hình thức phát hành cổ phiếu mà các doanh nghiệp huy động trực tiếp được vốn để sản xuất kinh doanh.
    3.4. Hạn chế được sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan Nhà nước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp , tạo điều kiện để chung tự do hoạt động phát huy tính năng động của chung trước những biến đổi thờng xuyên của thị trường, vì sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo luật công ty.
    3.5. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán.

    4.Đối tượng của cổ phần hoá
    ở các nước khác nhau trên thế giới thì quy định về đối tợng cổ phần hoá cũng khác nhau. ở Việt Nam theo QĐ202/CT(8/6/1992) thì các doanh nghiệp Nhà nước có đủ ba điều kiện sau đây có thể cổ phần hóa:
    -Có quy mô vừa.
    -Đang kinh doanh có lãi hoặc trước mắt đang gặp khó khăn nhưng có triển vọng sẽ hoạt động tốt.
    - Không thuộc diện những doanh nghiệp cần thiết phải giữa 100% vốn đầu tư của nhà nước.

    5.Ưu điểm của công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường.
    * Công ty cổ phần là hình thức tổ chức kinh doanh huy động tập trung được nhanh số vốn quy mô lớn và hiệu quả cao.
    Bằng việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu, công ty cổ phần có thể huy động thu thú được những khoản tiền nhỏ bé, tản mạn nhàn rỗi trong xã hội, tập trung lại thành những khoản vốn lớn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn lớn và dài hạn, mà mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp không có khả năng tích luỹ được. Đây là ưu điểm lớn nhất của công ty cổ phần, khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác bởi vì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất được phép phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn. Thông qua việc mua cổ phiếu và trái phiếu, các nhà đầu tư sẽ được nhận các cổ tức cao. Các cổ đông mua cổ phiếu còn được quyền tham dự đại hội cổ đông, có quyền biểu quyết các quyết định phương hướng hoạt động, quyết định việc phân chia lợi nhuận, bầu và bãi miễn các thành viên của Hội đồng quản trị và nếu điều kiện và khả năng cho phép có thể được đề cử vào ban lãnh đạo của công ty. Cũng chính vì những lợi ích trên mà việc mua cổ phiếu hấp dẫn hơn gửi tiền vào quỹ tiết kiệm hoặc các ngân hàng .
    * Công ty cổ phần tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
    Vốn được tập trung từ nhiều người với khối lượng lớn không chỉ có điều kiện thuận lợi đầu tư vào những ngành đòi hỏi vốn lớn, những ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp phải ra sức hoàn thiện tổ chức quản lý cho phù hợp với sản xuất kinh doanh kiểu mới, tạo được uy tín thật sự, gây được tin tưởng đối với người góp vốn.
    Xét về cơ cấu kinh tế, công ty cổ phần phát triển cũng sẽ làm biến đổi cơ cấu ấy trên cơ sở sử dụng đồng vốn, khai thác tiềm năng lao động đất nước mang lại hiệu quả kinh tế xã hội tốt nhất, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội năng động nhất.
    * Công ty cổ phần tạo ra một cơ chế phân tán rủi ro, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực về kinh tế xã hội, doanh nghiệp lâm vào tình trạng đình đốn phá sản.
    Công ty cổ phần hoạt động theo chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Theo chế độ này thì có sự phân biệt rõ ràng tài sản của công ty và phần vốn của cổ đông. Trách nhiệm tài chính của công ty giới hạn trong phạm vi tài sản của công ty và phần vốn của cổ đông theo tỷ lệ đóng góp của mỗi người. Điều đó đã hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại rủi ro, thua lỗ.
    Dưới hình thức công ty cổ phần, người có nhiều vốn muốn đầu tư có thể mua cổ phiếu, trái phiếu ở nhiều công ty khác nhau, do đó, sự rủi ro và mạo hiểm của đầu tư được phân tán vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhiều công ty, làm giảm bớt được thiệt hại của người đầu tư góp vốn hơn là tập trung vào một công ty khi công ty bị phá sản. Cơ chế phân bố rủi ro này sẽ tạo điều kiện cho những người có vốn mạnh dạn đầu tư theo sự tính toán, cân nhắc lựa chọn vào nhiều công ty mà họ tín nhiệm, làm cho nền kinh tế phát triển và có xu thế ổn định.
    * Công ty cổ phần thúc đẩy quá trình phân công chuyên môn hoá.
    Với khả năng tập trung vốn tương đối lớn, các công ty cổ phần có thể tranh thủ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, mạnh dạn đầu tư vào các ngành nghề mới, có triển vọng đạt lợi nhuận cao làm biến đổi cơ cấu nền kinh tế, từ đó tác động đến phân công lao động xã hội. Cơ cấu đội ngũ công nhân cũng biến đổi không chỉ tăng về số lượng mà còn trình độ lành nghề, các chức năng của đội ngũ cán bộ quản lý điều hành cũng chuyên sâu và đa dạng hơn. Trong nội bộ công ty do phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh nên tạo cho những người góp vốn tham gia quản lý thật sự công ty và lựa chọn những giám đốc, những thành viên Hội đồng quản trị có tài năng và tích cực, đủ sức đảm nhiệm chức trách, bảo đảm được quyền lợi, lợi ích trách nhiệm của các chủ sở hữu. Với hình thức công ty cổ phần, người không thông thạo kinh doanh cũng yên tâm vì đồng vốn của họ đóng góp vào công ty vẫn đem lại thu nhập do đã được các nhà chuyên nghiệp sử dụng.
     
Đang tải...