Tiểu Luận Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đây là bài tiểu luận toàn chương VIII trong sách: Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Do Th.s: Đoàn Thị Nhẹ hướng dẫn làm.

    Mỗi chương là cơ sở lí luận và thực tiễn của nó.


    I. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


    1. cơ sở lí luận

    Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do . Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tại Hy Lạp với cụm từ δηàοκρατία, "quyền lực của nhân dân được ghép từ chữ δήàος (dēmos), "nhân dân" và κράτος (kratos), "quyền lực" vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 đến thứ 4 trước Công nguyên để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật nhất là Anthena sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN.

    Trong học thuyết chính trị, dân chủ dùng để mô tả cho một số ít hình thức nhà nước và cũng là một loại triết học chính trị. Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về “dân chủ”có hai nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ nào cũng đưa vào. Nguyên tắc thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và thứ hai, tất cả mọi thành viên (công dân) đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rã

    Từ thực tiễn lịch sử ra đời và phát triễn của dân chủ, chủ nghĩa Mác-Lenin đã nêu ra những quan niệm cơ bản về dân chủ như sau:

    -Thứ nhất, dân chủ là sản phảm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của con người.

    -Thứ hai, dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ chung chung’.

    -Thứ ba, dân chủ còn được hiểu với tư cách là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triễn cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bốc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng.

    Nền dân chủ hay chế độ dân chủ là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước, là trạng thái được xác định trong những điều kiện lịch sử cụ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...