Tiểu Luận Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình xử lý nợ xấu tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xử lý nợ xấu là một bước đi quan trọng hàng đầu trong quá trình tái cấu trúc hoạt động ngân hàng. Tổng kết kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của các nước trên thế giới cho thấy các nước thường triển khai theo những hướng cơ bản như sau:
    (i) Hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ thông qua việc bơm vốn;
    (ii) Thành lập công ty quản lý tài sản (Asset Management Company - AMC) để thu mua nợ xấu;
    (iii) Tạo cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) và bên đi vay.
    Chính sách xử lý nợ qua bơm vốn là phương pháp hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ cho các ngân hàng và định chế tài chính khác nhằm đối phó với khủng hoảng. Việc tạo ra một cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các TCTD và bên đi vay nhằm làm trung gian cho các chủ nợ (ở đây là các TCTD) và các doanh nghiệp đi vay thương lượng phương án xử lý nợ dưới nhiều hình thức như thanh lý tài sản, gia hạn hợp đồng, điều chỉnh một số điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung đề cập đến những vấn đề cần lưu ý rút ra cho Việt Nam trong quá trình xử lý nợ xấu qua các công ty quản lý tài sản - là cách thức được áp dụng phổ biến tại các quốc gia trong quá trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng. Nhìn chung, việc thành lập các công ty quản lý tài sản trên thế giới được tổ chức theo 2 hình thức: tập trung hoặc phân tán.
    - Hình thức tập trung: Các khoản nợ xấu sẽ được tách khỏi bảng cân đối của ngân hàng. Các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được chuyển sang một công ty quản lý tài sản hoặc một cơ quan quản lý về thanh khoản ngân hàng để các đơn vị này phụ trách việc thu hồi các khoản nợ xấu. Công ty quản lý tài sản được thành lập dưới hình thức này trong giai đoạn đầu hoạt động chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.
    - Hình thức phân tán: Các khoản nợ xấu vẫn được giữ trên bảng cân đối của ngân hàng. Các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ được xử lý bởi những đơn vị được thành lập trong chính ngân hàng. Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng các ngân hàng có đủ thông tin về các doanh nghiệp hoạt động yếu kém để có thể thúc đẩy quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp đó; đồng thời, các ngân hàng cũng chính là chủ thể có nhiều động lực nhất để cố gắng thu hồi đến mức tối đa các khoản nợ xấu.
    Các nước thành lập AMC theo hình thức tập trung gồm có: Hàn Quốc, Séc, Mỹ . Ðại diện các quốc gia áp dụng hình thức phân tán là Trung Quốc và Ba Lan. Hungary và Thái Lan là 2 nước sử dụng kết hợp cả 2 hình thức. Công tác xử lý nợ xấu tại Hungary đã áp dụng song song cả 2 loại hình AMC trên (một cơ quan thu hồi nợ xấu tập trung xử lý các khoản nợ lớn và phức tạp; phần còn lại do các ngân hàng tự giải quyết theo thỏa thuận của ngân hàng với Bộ Tài chính) trong khi Thái Lan sau khi thất bại với phương pháp phân tán đã thực hiện phương pháp tập trung.

    Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình xử lý nợ xấu tại Việt Nam
    Trong giai đoạn tái cơ cấu khu vực ngân hàng bắt đầu vào những năm 2000, do hậu quả nặng nề của nền kinh tế tập trung, bao cấp và tác động không thuận lợi của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới, hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khó khăn và bộc lộ nhiều yếu kém. Trong đó nổi bật là tình hình tài chính không lành mạnh, tỷ lệ nợ xấu cao và tập trung tại các NHTM NN. Ðể khắc phục vấn đề này, về cơ bản Việt Nam cũng đã áp dụng các giải pháp truyền thống trong tiến trình xử lý nợ xấu như phần lớn các nước. Mô hình AMC sử dụng trong quá trình xử lý NPL là mô hình phân tán.
    Theo báo cáo tổng kết thực hiện đề án xử lý nợ tồn đọng, nhìn chung đến hết năm 2005, các NHTM đã xử lý được gần hết các khoản nợ xấu (95%), tuy nhiên đóng góp của các AMC trong quá trình tận thu hồi nợ thông qua việc bán, khai thác tài sản bảo đảm còn thấp (gần 20%), nợ xấu trong giai đoạn này chủ yếu được xử lý bằng nguồn vốn của Chính phủ và dự phòng rủi ro của các ngân hàng. Cho đến nay, các AMC vẫn tiếp tục được duy trì nhưng hoạt động cũng như cơ chế hoạt động của các đơn vị này chưa được phát huy triệt để. Ðây là điều cần phải được khắc phục để nâng cao tính hiệu quả và hợp lý trong sự tồn tại và hoạt động của các AMC.
    Khác với xuất phát điểm của chương trình tái cơ cấu khu vực ngân hàng của những năm 2000, chương trình cải cách giai đoạn 2011 - 2015 được tiến hành đồng thời với chương trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...