Luận Văn Những vấn đề ảnh hưởng đến chi tiêu cho lương thực thực phẩm của các hộ gia đình Việt Nam trong giai

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CHO LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG GIAI ĐONẠ HIỆN NAY
    CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU


    I. GIỚI THIỆU CHUNG


    Trong những năm qua ,cùng với sự đổi mới của các chính sách nhà nước và phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào góp phần làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện . Chỉ số HDI (Human Development Index) - chỉ số phát triển con người - phản ánh Trong những rất rõ điều khẳng định này. Theo cách tính của UNDP, HDI của Việt Nam liên tục tăng hằng năm kể từ khi chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới. HDI của nước ta năm 1985 là 0.583, năm 1990 là 0.605, năm 1995 là 0.649, năm 2001 là 0.682 và năm 2002 là 0.688 xếp hạng thứ 109 trong tổng số 173 quốc gia.


    Những cuộc khảo sát gần đây ở Việt Nam đã bước đầu đem lại hiểu biết mới về mức sống của các hộ gia đình, bắt đầu là cuộc Khảo sát mức sống dân cư 1992-1993 (KSMS) - VLSS 92-93 (Vietnames Living Stanrd Survay), sau là Khảo sát mức sống dân cư 1997-1998, và mới nhất là Khảo sát mức sống dân cư 2002-2003. Những cuộc khảo sát này thu thập các thông tin khá toàn diện về điều kiện sống, bao gồm các số liệu về chi tiêu hộ gia đình: chi tiêu hàng ngày, chi cho y tế, chi cho giáo dục .và một thế mạnh nữa là là việc chọn mẫu đã được tiến hành khá thận trọng để các số liệu thu thập được có thể mang tính đại diện cho cả quốc gia.


    II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    Đối tượng chung mà em muốn nghiên cứu là các yếu tố quyết định đến hành vi chi tiêu cho lương thực thực phẩm của hộ gia đình. Tuy nhiên phạm vi số liệu là nằm trong bộ số liệu của cuộc Điều tra mức sống dân cư 1997-1998 (VLSS 97-98) vì vậy đối tượng nghiên cứu chính trong bài viết này dựa trên mẫu gồm 5999 hộ được phỏng vấn trên khắp các tỉnh thành của cả nước. Do đặc điểm của đề tài, trọng tâm nghiên cứu sẽ rơi vào các số liệu liên quan đến vấn đề chi tiêu, cụ thể sẽ nằm trong tệp số liệu hhexp98n.dta (hhexp98n.sav).Mặc dù đây là bộ số liệu đã cũ và như vậy đồng nghĩa với việc thông tin không cập nhật nhưng nó vẫn được coi là một bộ số liệu tốt đặc biệt đối với những người làm công tác phân tích dữ liệu.


    2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu


    Mục đích bài viết là trả lời câu hỏi: ”Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hành vi chi tiêu cho lương thực thực phẩm của các hộ gia đình “. Để thực hiện được điều này, em đã sử dụng các bảng thống kê mô tả một và hai chiều cùng với một bảng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến (công cụ phân tích trong Kinh tế lượng) - đây là phương pháp xác định mối liên hệ của biến nội sinh với các biến ngoại sinh.


    MỤC LỤC
    Chương I. Phần mở đầu 1


    I. Giới thiệu chung 1
    II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 1
    1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
    2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2


    ChươngII: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3
    I. Mô tả dữ liệu. 3
    1. Biến số phụ thuộc. 3
    2. Các biến số độc lập 4
    2.1. Mô tả sơ bộ ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc về hộ gia đình 5
    2.2 .Mô tả sơ bộ ảnh hưởng của nhóm yếu tố thuộc về xã hội 13
    3. Xác định ý nghĩa thống kê của các mô tả và các kiểm định dùng cho phân tích 17
    3.1. Ý nghĩa thống kê của các mô tả từ bảng CROSSTAB 17
    3.2. Các kiểm định dùng cho phân tích 20
    II. Ước lượng mô hình hồi quy 23
    1. Giả thiết cho mô hình 23
    1.1. Thống kê biến 23
    1.2. Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình 23
    2. Mô hình hồi quy và phân tích các kết quả 24
    2.1. Mô hình 24
    2.2. Kiểm định mô hình hồi quy 29
    Chương III: Kết luận 31
    Tài liệu tham khảo 33
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...