Tiểu Luận Những ưu điểm tiến bộ của Luật phá sản 2004 so với Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 về thủ tục

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG
    Những ưu điểm tiến bộ của Luật phá sản 2004 so với Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 về thủ tục được thể hiện trong một số điểm sau đây :
    Thứ nhất, về khái niệm “Phá sản”, Luật phá sản doanh nghiệp (LPSDN) 1993 quy định tại Điều 2: “Doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”. LPSDN 1993 tiếp cận khái niệm phá sản dựa trên tiêu chí cơ bản là tương quan giữa khả năng thanh toán và nợ đến hạn của doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Nghị định 189/NĐ-CP ngày 23/12/1994, doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản khi kinh doanh thua lỗ trong 2 năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động. Việc giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp được tiến hành quá muộn dẫn đến ít có khả năng ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra. Tại Điều 3 Luật Phá sản (LPS) 2004 quy định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. LPS đã thể hiện vai trò của nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích của các chủ thể, thể hiện quan niệm định tính trong việc xác định tình trạng phá sản. Việc LPS không coi thời gian hoạt động của Doanh nghiệp cũng như nguyên nhân của tình trạng phá sản có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý cho việc mở thủ tục phá sản một cách kịp thời, xử lý hiệu quả tình trạng hoạt động kinh doa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...