Thạc Sĩ Những tương quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên: Cơ sở cho việc xây dựng chương trình nâng c

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014

    CORRELATES OF TEACHERS’ PERFORMANCE: BASIS FOR ENHANCEMENT PROGRAM AT THAI NGUYEN UNIVERSITY
    (Những tương quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên: Cơ sở cho việc xây dựng chương trình nâng cao tại Đại học Thái Nguyên)

    TABLE OF CONTENTS


    Chapter I. INTRODUCTION . 1
    Background of the study . 4
    Objectives of Study 5
    Null Hypothesis 6
    Significance of the Study 6
    Scope and Limitations 7
    Definitions of Terms . 7
    Chapter II. REVIEW OF LITERATURE AND STUDIES . 10
    Personal Characteristics of Teachers 10
    Professional Characteristics 15
    Teaching Performance 21
    Conceptual Framework . 23
    Research Paradigm . 24
    Chapter III. METHODOLOGY . 26
    Locale of the Study . 26
    Research Design . 26
    Population and Sampling 27
    Instrumentation . 27
    Data Gathering Procedure 28
    Statistical Treatment . 28


    Chapter IV. RESULTS AND DISCUSSION . 31
    Part I. Profile of respondents 32
    Part II. Personal Characteristics and Professional Characteristics of Teachers . 34
    Part III. Teaching Performance 43
    Table 14 44
    Part IV: Correlates of teachers‘ performance . 47
    PROPOSED ENHANCEMENT PROGRAM TO ENHANCE TEACHERS‘ PERFORMANCE . 59
    OF THAI NGUYEN UNIVERSITY SCHOOL YEAR 2014-2015 59

    Chapter V. SUMMARY, CONCLUSIONS, AND RECOMMENDATIONS . 64
    Summary . 64
    Findings 65
    Conclusions 68
    Recommendations 68
    REFERENCES . 69

    GIỚI THIỆU CHUNG
    Dạy học được đánh giá là hoạt động phức tạp, các học giả và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục thường khám phá, phân tích về các vấn đề xoay quanh lĩnh vực giảng dạy. Những nghiên cứu này hầu hết đều tìm kiếm sự hiệu quả hay không hiệu quả về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Giảng viên thường bị đổ lỗi nhiều hơn nếu sinh viên của mình không chứng tỏ được những hành vi được mong đợi và cách thức học tập họ thu được trong suốt thời gian học ở trường. Hơn thế nữa, nếu sinh viên có thể có được một công việc tốt và thành công, khi đó chứng tỏ sinh viên được giảng dạy tốt và được học tập từ những người thầy giỏi. Đây là cơ sở chung cho thấy hiệu quả giảng dạy của giảng viên trong nền giáo dục của thế giới. Theo Lardizabal, Bustos, Bucu, & Tangco, (1991), giảng dạy có hiệu quả có nghĩa là giảng viên giảng dạy phù hợp với mong muốn của sinh viên. Năng lực của người giảng viên sẽ tạo ra hiệu quả lâu dài đối với sinh viên. Và đối với giảng viên, họ giảng dạy có hiệu quả nếu như họ có thể mang lại những thay đổi tích cực cho sinh viên.
    Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) đã và đang thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng nhằm xây dựng Đại học thành trung tâm giáo dục đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cao trong khu vực và cả nước. Nhưng hiện nay tại ĐHTN có rất ít những đề tài nghiên cứu về những yếu tố phát triển hoạt động giảng dạy của giảng viên. Vì vậy, đề tài này được thực hiện để đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên dựa vào các yếu tố như đặc điểm cá nhân, đặc điểm nghề nghiệp. Đề tài sẽ chỉ ra những nhu cầu cấp thiết, làm cơ sở cho việc phát triển giảng dạy và học tập của giảng viên. Nếu những yếu tố ảnh
    hưởng đến hoạt động giảng dạy của giảng viên được kiểm soát, chất lượng giáo dục và quá trình học tập, giảng dạy sẽ trở nên hiệu quả hơn. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài xác định những tương quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên, qua đó phát triển một chương trình nâng cao tại ĐHTN cho năm học 2013-2014. Cụ thể, đề tài tìm kiếm những vấn đề sau: 1. Tìm hiểu hồ sơ nhân khẩu học về đối tượng nghiên cứu, gồm có:
    1.1. Tuổi
    1.2. Giới tính
    1.3. Địa vị xã hội
    1.4. Trình độ chuyên môn
    1.5. Vị trí công tác
    2. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của giảng viên:
    2.1. Yếu tố về Đặc điểm cá nhân
    2.1.1. Thể chất
    2.1.2. Trí tuệ
    2.1.3. Tinh thần, Tình cảm
    2.1.4. Xã hội
    2.2. Yếu tố Đặc điểm nghề nghiệp
    2.2.1. Kỹ năng giảng dạy
    2.2.2. Kỹ năng hướng dẫn
    2.2.3. Kỹ năng quản lý lớp
    2.2.4. Kỹ năng đánh giá
    3. Xác định hoạt động giảng dạy của giảng viên, gồm có:
    3.1. Sự tận tụy
    3.2. Kiến thức chuyên môn
    3.3. Giảng dạy sinh viên học tập độc lập
    3.4. Quản lý việc học tập của sinh viên
    4. Xác định xem yếu tố nào trong số những yếu tố trình bày ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy. 5. Phát triển mẫu chương trình nâng cao dựa vào kết quả nghiên cứu.
    Giả thuyết Không có yếu tố nào trong số các yếu tố đưa ra ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của giảng viên.
    Ý nghĩa của đề tài Đề tài được thực hiện với mong muốn kết quả của đề tài sẽ giúp cho sinh viên, giảng viên, nhà trường và các nhà quản lý giáo dục của ĐHTN: - Đối với Sinh viên: Sẽ được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên có đủ năng lực, tiêu chuẩn; được trang bị các kỹ năng thích hợp và năng lực nghề nghiệp khi ra trường.
    - Đối với Giảng viên: Đề tài giúp giáo viên bắt kịp được những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy của mình và tạo cơ hội
    cho giảng viên khám phá những khả năng để tự phát triển bản thân với sự hỗ trợ từ phía ĐHTN. - Ban chủ nhiệm khoa và các nhà quản lý giáo dục: Có thể theo dõi được hoạt động giảng dạy của giảng viên, tìm ra những cải tiến để đảm bảo sự phát triển của ĐHTN. - Các nhà nghiên cứu trong tương lai: Kết quả nghiên cứu này có thể phục vụ như một nguồn cảm hứng cho các nhà nghiên cứu, đặc biệt những người muốn tiến hành các nghiên cứu tương tự trong đơn vị của mình. Họ có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu như thông tin ban đầu, hoặc có thể được hỗ trợ bởi các phương pháp và chiến lược trong luận án này để tiếp tục nghiên cứu về hoạt động giảng dạy tại cơ sở của mình. Phạm vi và giới hạn của đề tài Đề tài tập trung chính vào việc tìm kiếm hoạt động giảng dạy của giảng viên tại ĐHTN với mục đích phát triển một chương trình nâng cao dựa vào kết quả nghiên cứu. Đề tài được thực hiện trong khuôn khổ Đại học Thái Nguyên và đối tượng nghiên cứu được lựa chọn có chủ đích và ngẫu nhiên từ các trường thành viên trong ĐHTN để trả lời các câu hỏi điều tra. Về công cụ nghiên cứu, đề tài sử dụng giá trị trung bình, phân tích hồi quy để đo các tương quan đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại ĐHTN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...