Tài liệu Những tổn thất của nước Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những tổn thất của nước Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)




    Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) hay còn gọi là “chiến tranh Đông Dương lần thứ hai” là sự tiếp tục và cao nhất chính sách bành trướng của đế quốc Mỹ. Chính sách này bắt đầu từ thời kì Mỹ thực hiện “học thuyết Tờ-ru-man” (1947) nhằm đảm bảo “an ninh quốc gia” và “bao vây chủ nghĩa cộng sản”. Để thực hiện âm mưu, dã tâm xâm lược của mình, đế quốc Mỹ đã sử dụng bạo lực phản cách mạng đến cao độ, tiến hành một cuộc chiến tranh lớn nhất từ sau thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, điều mà Mỹ không bao giờ có thể ngờ tới là cuộc chiến tranh Việt Nam của chúng không những không đạt được mục đích ban đầu mà còn vấp phải những thất bại to lớn cả về sinh mạng lẫn tiền của. Vậy những tổn thất đó lớn đến mức nào và để lại những hậu quả tai hại gì cho cường quốc số 1 thế giới này?

    1. Những tổn thất về sinh mạng
    Tiến hành cuộc chiến xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã huy động một bộ máy chiến tranh với quy mô khổng lồ. Một lực lượng lớn gồm các nước đồng minh và phụ thuộc đã được Mỹ sử dụng cho mục đích tham chiến của mình. Trong đó có tới 5 nước tham gia trực tiếp và 29 nước tham gia gián tiếp [4; 55]. Bên cạnh đó, Mỹ đã huy động tới 6.000.000 lượt binh sĩ (riêng lính Mỹ chiếm khoảng 3 triệu người) chiếm 68% bộ binh, 60% lính thủy đánh bộ, 32% không quân chiến thuật, 50% không quân chiến lược, 40% hải quân, chỉ để phục vụ cho riêng chiến tranh Việt Nam [6; 48].

    Như vậy, có thể thấy chưa bao giờ nước Mỹ sử dụng lực lượng quân đội đông và mạnh để tham chiến như trong chiến tranh Việt Nam. Tập trung cao độ nguồn nhân lực như vậy, ý đồ của Mỹ là nhanh chóng dẹp yên quân lực “cộng sản”, giành thắng lợi áp đảo. Song, trái với tham vọng đó, chiến tranh Việt Nam không những không mang lại lợi nhuận gì mà còn gây ra nỗi đau dài cho nhân dân Mỹ. Theo thú nhận chính thức của chính phủ Mỹ, con số thương vong của lính Mỹ ở Việt Nam đã cao hơn tất cả các cuộc chiến tranh trong lịch sử nước này, trừ cuộc thế chiến thứ hai. Đó thực sự là món thuế máu nặng nề đối với nhân dân Mỹ.

    Hậu quả đầu tiên là số người chết trong chiến tranh ngày một tăng. Tính chung cả cuộc chiến tranh, con số thống kê công khai cho biết từ 1961 đến 1974 có tới 57.259 người Mỹ đã chết ở Việt Nam trong đó có gần 37.000 người (64%) không quá 21 tuổi. Riêng năm 1970, gần 70% số thương vong là những lính quân dịch trẻ. [6; 98]

    Tuy nhiên, cái chết chưa phải là tất cả, chiến tranh Việt Nam còn để lại những hậu quả khôn lường cho những binh lính Mỹ sống sót trở về. Nó đã “mở ra” một thời kì “sau Việt Nam” đầy đen tối cho nước Mỹ.

    Đầu tiên có thể thấy, đi liền với chết chóc là thương vong, bệnh tật. Cũng theo con số chính thức, có 303.704 người đã bị thương trong chiến đấu. Trong số này có 153.329 người bị thương nặng phải nằm bệnh viện dài ngày còn 150.343 người mang những vết thương đã được chữa khỏi. Lầu Năm Góc cũng thừa nhận có đến 20.000 người Mỹ chắc chắn đã nhiễm chất da cam ở Việt Nam [5; 35]. Ngoài ra còn có gần 350.000 cựu binh khác (15% tổng số) bị giải ngũ một cách không vinh dự [8; 52] không được bảo đảm việc làm, không được tôn trọng và tin cậy sau khi về nước.

    Đi liền với cái chết, thương tật và những di chứng, binh lính Mỹ còn gặp phải nỗi ám ảnh mang tên “hội chứng Việt Nam”. Đó là những chấn động lớn về tâm lý và tình cảm của người Mỹ nói chung và các cựu chiến binh Mỹ nói riêng. Nó khiến cho hầu hết lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam đều nghiện một chất gì đó ví dụ: rượu, thuốc lá, thậm chí cả heroin. Theo số liệu thống kê có khoảng 1/5 số lính Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam trong những năm 70 đã nghiện ma túy. [3; 49]. Bên cạnh đó, những tổn thương về tâm lý ở họ còn biểu hiện rõ ràng là thường xuyên trong trạng thái lo lắng, căng thẳng. Hàng chục năm sau chiến tranh Việt Nam, những triệu chứng bệnh đó vẫn còn tồn tại. Đó là cái giá quá đắt mà nước Mỹ phải trả cho cuộc chiến “định mệnh” của chúng ở Việt Nam.

    2. Những tổn thất về tài chính và sự suy yếu về địa vị kinh tế
    Đối với bất cứ cuộc chiến tranh nào, kinh tế - tài chính bao giờ cũng là một trong những vấn đề quan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...