Luận Văn Những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Việt Nam - Ảnh hưởng đối với du lịch

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Tết cổ truyền Việt Nam - Tết Nguyên Đán luôn ở trong tâm thức và theo suốt cuộc đời mỗi con người, từ lúc còn thơ bé háo hức chờ manh áo mới, chờ mừng tuổi ngày tết, đến khi trưởng thành lo thực hiện trọn vẹn nghi lễ tết, và khi về già được an nhàn hưởng tết Tết cổ truyền đã trở thành một mỹ tục của Việt Nam, nó không đơn thuần là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới hay đơn giản là sự chuyển mùa, hơn thế, Tết mang ý nghĩa tâm linh và nguồn cội, khiến ta sống sâu sắc hơn, gắn bó hơn với quê hương, tiên tổ ; chan hòa hơn trong tình thương mến gia đình, đồng loại; dạt dào hơn trong niềm tin yêu và hy vọng Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập và giao lưu văn hóa toàn cầu, nhiều nét đẹp văn hóa của nước ngoài đã được tiếp thu nhanh chóng và dễ dàng trong khi không ít vẻ đẹp văn hóa Việt có nguy cơ bị rơi vào quên lãng hoặc không được hiểu theo một cách đúng nghĩa của nó chẳng hạn như một số tín ngưỡng của Tết cổ truyền dân tộc Trong khi đó, Tết cổ truyền (Tết Nguyên Đán) lại là một thuần phong mỹ tục mang đầy nét văn hóa Việt , đặc trưng riêng của người Việt Nam. Có thể nói rằng Tết cổ truyền đã trở thành nhân tố văn hóa mở trong mỗi con người và để lại biết bao sâu sắc của kỷ niệm. Điều đó mà những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền đã tạo ra những nét mới lạ, độc đáo cho các vị khách trong và ngoài nước. Đây là một sự ảnh hưởng lớn lao đến hoạt động du lịch của Việt Nam, nó tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực trong cuộc sống đặc biệt trong những ngày tết. Cơ hội để thách thức cũng như tự hào cho ngành du lịch Việt Nam, có đầy tiềm năng khi khai thác du lịch. Do vây, tác giả đã chọn đề tài “Những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền Viêt Nam - Ảnh hưởng đối với du lịch ” với mục đích hệ thống một cách căn bản, đồng thời lưu giữ và truyền bá giá trị văn hóa Tết của dân tộc Việt Nam

    Trong quá trình viết bài , do còn hạn chế về kiến thức khiến cho bài viết còn mang tích chất sơ lược người viết mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để khóa luận sẽ hoàn chỉnh hơn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    Trình bày những nội dung cơ bản và những đặc điểm quá trình diễn biến của tín ngưỡng trong tết cổ truyền của Việt Nam hiện nay, ảnh hưởng của nó đối với du lịch, đề ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam và để nâng cao hiệu quả khai thác du lịch trong Tết cổ truyền Việt Nam.
    3. Ý nghĩa của đề tài.
    Hệ thống kiến thức một cách căn bản, lưu giữ và truyền bá giá trị văn hóa Tết của dân tộc Việt Nam qua đó đưa ra những biện pháp mang hiệu quả cao góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch Viêt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    - Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu:
    Đây là phương pháp nghiên cứu địa lý truyền thống để khảo sát thực tế, trên cơ sở đó áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn liền với thực tiễn để bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh. Qua khảo sát còn cho phép thu thập được nguồn tài liệu quý giá phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Từ đó có những nhận xét, đánh giá ban đầu để đưa ra một số đề xuất nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, nhằm bảo tồn và phát huy bán sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam.
    - Phương pháp thống kê và phân tích
    - Phương pháp so sánh đối chiếu
    5. Đối tượng nghiên cứu
    - Những tín ngưỡng đặc trưng trong dịp Tết Nguyên Đán của Việt Nam
    - Ảnh hưởng của những tín ngưỡng đó đối với khách du lịch
    6. Phạm vi nghiên cứu
    - Thống kê những tín ngưỡng trong Tết cổ truyền ở Việt Nam.
    - Các nhân tố của tín ngưỡng ảnh hưởng đến du lịch trong dịp Tết cổ truyền ở Việt Nam
    7. Dự kiến những kết quả nghiên cứu của đề tài
    - Đóng góp về mặt khoa hoc, phục vụ công tác đào tạo: Có giá trị như một tài liệu tham khảo dành cho sinh viên và những người yêu thích có mong muốn tìm hiểu sâu thêm về Tết cổ truyền của người Việt.
    - Những đóng góp liên quan đến phát triển kinh tế: Thông qua những nhận xét về ảnh hưởng của tín ngưỡng đối với du lịch trong dịp Tết Nguyên Đán, người viết mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế và phát huy những ảnh hưởng đó nhằm góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển.
    - Những đóng góp về mặt xã hội: Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam.
    8. Bố cục của khóa luận.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của tiểu luận được kết cấu làm ba chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về tín ngưỡng
    - Chương 2: Những tín ngưỡng trong tết cổ truyền Việt Nam - Ảnh hưởng đối với du lịch.
    - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác du lịch trong Tết cổ truyền Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...