Tiểu Luận những tiến bộ của pháp luật tư sản

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Cuộc cách mạng tư sản đã mở đầu lịch sử thế giới cận đại bằng hàng
    loạt các cuộc cách mạng lớn như ở Anh, Pháp, Hoa kì và có ảnh
    hưởng lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới. Sự ra đời nhà nước tư sản là
    hệ quả tất yếu của quá trình phát triển phương thức tư bản chủ nghĩa và
    song song với nó là sự ra đời của pháp luật tư sản.
    Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặt lớn
    trong lịch sử lập pháp của lịch sử nhân loại. Từ đây loài người được biết
    đến một bản hiến pháp, trong đó quy định những quyền và tự do của công
    dân mà trước đây chưa bao giờ dám nghĩ đến.
    Rất nhiều tư tưởng tiến bộ xuất phát từ những ngày đầu hình thành nên
    pháp luật tư sản vẫn còn giữ nguyên giá trị và không ngừng thúc đẩy sự
    phát triển xã hội. Trong xã hội hiện đại và phát triển ngày nay, chúng ta sẽ
    tiếp tục phát huy những mặt mạnh và loại trừ nhưng mặt yếu của nó, góp
    phần làm nên một thế giới hoà bình, sự phát triển bền vững và đảm bảo
    “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tự do và mưu cầu hạnh
    phúc ” như trong bản hiến pháp nước Mỹ năm 1787.


    Ngay từ khi nhà nước tư sản được thành lập, hàng loạt các chế định của
    pháp luật tư sản cũng được ra đời, đó là phương tiện để bảo vệ chế độ tư hữu
    tư bản, địa vị cũng như quyền lợi của giai cấp tư sản.
    So với pháp luật phong kiến thì pháp luật tư sản đã có những tiến bộ vượt
    bậc về nội dung và kĩ thuật lập pháp, cách thức quy định, ban bố và thi hành
    lẫn việc pháp điển hoá và phân loại. Chúng ta có thể nhìn nhận những tiến bộ
    của pháp luật tư sản dưới các góc độ sau đây:
    1. Hình thức biểu hiện
    Pháp luật tư sản biểu hiện chủ yếu dưới luật thành văn, được ghi trong các
    văn bản pháp luật một cách rõ ràng. Các loại văn bản pháp luật tư sản cũng
    hết sức phong phú, điển hình nhất cần phải kể đến là hiến pháp, luật, các sắc
    lệnh và nghị định trong khi đó hình thức phổ biến của pháp luật phong kiến là
    tập quán pháp và được ban hành dưới dạng lệnh, chiếu chỉ, khẩu lệnh của
    nhà vua.
    Nếu như luật pháp phong kiến là sự kết hợp của Lễ và Hình, sự kết hợp
    giữa Đức trị với Pháp trị và hoà đồng giữa quy phạm pháp luật với quy phạm
    đạo đức thì pháp luật tư sản chủ yếu là các đạo luật và luật. Giai cấp tư sản
    không cho rằng việc dùng đạo đức để răn đe, giáo huấn là có hiệu quả hơn
    pháp trị.
    2. Nguồn luật
    Pháp luật tư sản giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh gồm có hai hệ thống
    pháp luật: Thứ nhất là hệ thống hệ thống pháp luật lục địa gồm pháp luật của
    Pháp, của các nước tư bản ở lục địa châu Âu và các nước thuộc địa của Pháp
    và thứ hai là hệ thống pháp luật Anh- Mỹ và các nước thuộc địa của hai nước
    này như Úc, Canada Nếu như nguồn luật chủ yếu của hệ thống pháp luật lục
    địa là các bộ luật mới được xây dựng thì nguồn luật chủ yếu của hệ thống

    pháp luật Anh- Mĩ là tiền lề pháp và các bộ luật kế thừa từ pháp luật phong
    kiến.
    Việc hệ thống hóa luật lệ ở Anh, Mỹ, Úc, có độ chính xác cao và rất khoa
    học, được sắp xếp theo một trình tự đặc biệt.
    Pháp luật tư sản Pháp và điển hình là bộ luật Napôlêông là đại diện tiêu
    biểu cho sự tiến bộ trong lịch sử lập pháp. Cuộc cách mạng tư sản Pháp là sự
    chống phong kiến một cách triệt để nên điều đầu tiên là pháp luật xoá bỏ các
    quan hệ phong kiến.Từ đây dân chúng có quyền tự do kinh doanh, quyền tự
    do trong hôn nhân,cho phép ly hôn
    3. Cách thức phân loại
    Giai cấp tư sản phân loại pháp luật thành hai ngành lớn: công pháp và tư
    pháp. Ngành công pháp bao gồm Luật hiến pháp, luật hành chính, luật hình
    sự, luật tố tụng hình sự . Ngành tư pháp bao gồm: luật dân sự, luật tố tụng dân
    sự, luật lao động, luật thương mại,tư pháp quốc tế
    4. Pháp điển hoá
    Việc pháp điển hoá ở Pháp đã trở thành mẫu mực cho pháp luật tư sản,
    những bộ luật đã được xây dựng với kĩ thuật lập pháp cao và rất đa dạng như
    bộ luật dân sự 1804, bộ luật hình sự 1810, bộ luật thương mại 1807
    Các chế định trong mỗi bộ luật được trình bày một cách lôgíc, rõ ràng và
    được sắp xếp theo từng chế định cụ thể. Chẳng hạn như trong bộ luật dân sự,
    các chương, các điều, các quy phạm pháp luật được sắp xếp theo từng chế
    định của dân luật, bộ luật cũng nêu đầy đủ và diễn đạt chuẩn xác các nguyên
    tắc của dân luật, các khái niệm pháp lí được định nghĩa ngắn gọn, chuẩn xác,
    ngôn ngữ của bộ luật trong sáng dễ hiểu.
    5. Sự ra đời của hiến pháp
    5.1. Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước tư sản

    Sự ra đời của hiến pháp trong xã hội tư sản đánh dấu một tiến bộ lớn lao
    trong lịch sử lập pháp, là đạo luật cơ bản của nhà nước tư sản. Ngành luật hiến
    pháp chỉ mới có từ khi nhà nước tư sản ra đời. Từ trước đến nay nhà nước ở
    chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến không hề biết đến hiến pháp và
    không thể có hiến pháp bởi vì trong các chế độ đó quyền lực của nhà vua là vô
    hạn. Trong xã hội phong kiến chuyên chế, nhà nước nắm trong tay quyền lực
    nhà nước do trời ban và “ thay trời trị vì thiên hạ” với những quyền hành
    không giới hạn. Trong xã hội tồn tại một nền thống trị hà khắc tuỳ tiện. Điều
    đó có nghĩa rằng nhà nước phong kiến đương nhiên không có và cũng không
    cần thiết đến một bản hiến pháp quy định tổ chức quyền lực nhà nước.
    Bản chất phản nhân dân của nền chuyên chính phong kiến ngày càng tăng
    dẫn đến sự bất bình và các cuộc chống đối của các giai cấp bị bóc lột, áp bức.
    Giai cấp tư sản vốn là một bộ phận dân cư trong các giai cấp bị áp bức, cũng
    phải gánh chịu ách thống trị của phong kiến chuyên chế. Đồng thời trong lòng
    xã hội phong kiến giai cấp tư sản lại là người đại diện cho một phương thức
    sản xuất mới ra đời và đang dần dần lớn mạnh.
    Quan hệ sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và
    ngày càng phát triển mặc cho sự cản trở, hạn chế của quan hệ sản xuất phong
    kiến. Giai cấp tư sản dần dần trở thành giai cấp có địa vị độc lập về kinh tế,
    sớm trưởng thành về ý thức giải phóng, chống đối chế độ chuyên chế. Họ
    đứng lên phất ngọn cờ tự do, dân chủ bình đẳng để tập hợp quần chúng lao
    động đông đảo bị áp bức, bóc lột để lật đổ chế độ phong kiến và nền thống trị
    đã trở nên phản động nhằm xác lập quyền thống trị của mình. Khẩu hiệu lập
    hiến ra đời trong bối cảnh đó.
    5.2. Nội dung của lập hiến tư sản
    5.2.1. Chế định về tổ chức bộ máy nhà nước







    
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...